Phần 1:
1. Tạo một không gian riêng.
Hãy dành cho trẻ một không gian riêng để trẻ làm bài tập về nhà cũng như thực hiện các hoạt động nghiên cứu. Một chiếc bàn trong phòng riêng nếu gia đình bạn có điều kiện, còn nếu không thì bạn cũng có thể tạo một góc học tập trong căn phòng khác. Nhưng cho dù bạn chọn vị trí nào đi chăng nữa thì phải đảm bảo đó là nơi yên tĩnh, thoải mái và không có yếu tố gây phiền nhiễu đến việc học tập của trẻ.
Bạn cũng có thể khuyến khích trẻ trang trí thêm cho góc học tập của mình.
Cố gắng cung cấp đầy đủ dụng cụ học tập và các đồ dùng cần thiết cho trẻ, bởi mỗi khi trẻ đứng dậy lấy một cây bút chì hoặc tờ giấy, trẻ sẽ bị phân tâm và mất tập trung.
2. Phát triển các thói quen
Bài tập về nhà và các hoạt động nghiên cứu cần được tiến hành theo một lịch trình nhất định. Hãy tạo cho trẻ một thói quen, một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành những việc này. Làm như vậy trẻ sẽ hạn chế sự chống đối.
3. Thiết lập các mục tiêu thực tế
Khi con bạn đủ lớn và có bài tập về nhà, hãy phân chia bài tập ra thành nhiều mảng khác nhau để có thể quản lý và phân chia thời gian hợp lý để hoàn thành từng phần việc một. Việc nào cần thì làm sớm, việc nào có thời hạn hoàn thành xa hơn thì có thể làm sau. Nếu bạn yêu cầu trẻ làm hết tất cả một lúc trẻ rất dễ bị choáng ngợp. Nên khuyến khích trẻ đặt ra những mục tiêu nhỏ và hoàn thành từng bước một.
Khuyến khích trẻ đặt ra những mục tiêu nhỏ và hoàn thành từng bước một.
4. Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý
Nếu con của bạn có rất nhiều bài tập, hãy cho trẻ nghỉ giải lao giữa giờ, và điều này là rất cần thiết. Sau khi con của bạn kết thúc hoặc hoàn thành mục tiêu đã đề ra hãy để trẻ có một khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Có thể cho trẻ tập thể dục nhẹ nhàng, ăn trái cây, trò chuyện hay đọc những mẩu chuyện ngắn.
5. Loại bỏ những tác nhân gây phiền nhiễu
Bạn không thể mong đợi trẻ sẽ tập trung khi mà ti vi đang bật những chương trình hay ho, điện thoại di động kêu tíu tít. Hãy tắt hết các thiết bị điện tử gây mất tập trung cho trẻ, thậm chí bạn cũng cần phải dặn dò các anh chị em hãy tránh xa để bé không bị xao lãng.
Phần 2: Giúp trẻ tập trung tại trường
1. Tham gia các hoạt động tích cực.
Khi trẻ tham gia các hoạt động tích cực và đặc biệt tại trường, thường xuyên trả lời câu hỏi, trẻ sẽ nâng cao khả năng tập trung.
2. Nói rõ ràng
Trẻ em sẽ nâng cao khả năng tập trung nếu bạn truyền đạt thông tin rõ ràng và từ tốn. Tránh sử dụng những từ nước ngoài hoặc những từ lạ gây khó hiểu cho trẻ. Tất cả mọi người sẽ băn khoăn rất lâu với những gì mình không hiểu và trẻ em cũng không ngoại lệ.
3. Điều chỉnh giọng nói một cách có kiểm soát
Nếu trẻ ngừng chú ý hoặc đi lang thang hãy nâng cao giọng để gọi trẻ chú ý trở lại.
Tuy nhiên bạn không nên hét lên với trẻ. Hãy điều chỉnh một cách hợp lý và có kiểm soát, vừa đủ để trẻ không thấy sợ hãi hay áp lực.
Nguồn : CQT sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét