Làm thế nào phát hiện “tài năng” của trẻ
Theo nghiên cứu khoa học, 12 năm đầu đời là “thời điểm vàng” bộc lộ 90% năng khiếu của trẻ. Mỗi cá thể sinh ra sở hữu riêng 1 loại năng lực đặc biệt, ý nghĩa quan trọng và mang lại những cống hiến nhất định trong 1 lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên làm thế nào để khám phá sớm tài năng “tiềm ẩn” còn ngủ sâu của trẻ?
Khi nào phát hiện được tài năng?
Theo nghiên cứu tâm lý, tài năng là 1 viên đá quý thô sơ nguyên thủy, như hạt mầm tốt đang độ chờ nảy nở và có tính tạm thời trong khoảng thời gian nhất định. Điều kiện để viên đá được mài dũa và hạt mầm được nở rộ tốt hay không còn phụ thuộc vào môi trường sống và môi trường giáo dục. Tính tạm thời được hiểu là thời điểm bộc lộ tài năng, ví dụ thần đồng Nguyễn Nhật Nam, chỉ mới 10 tuổi em đã thông thạo tiếng anh như người bản ngữ, kiến thức uyên bác. Hay giọng ca “con cò bé bé” Xuân Mai đã sớm bộc lộ thiên hướng ca nhạc từ khi còn rất bé. Vì vậy, môi trường đào tạo và nền tảng gia đình chính là “cái nôi” khai mở tiềm năng vô hạn của 1 đứa trẻ.
Phân loại tài năng trí tuệ?
Có thể phân loại tài năng trí tuệ ở 3 khía cạnh: phân tích; tổng quát; các loại khác.
- Trẻ có năng khiếu trí tuệ đặc biệt chỉ tập trung hứng thú với 1 thứ duy nhất. Thành tích học tập ở lớp không nói lên điều gì về tài năng của chúng, và bất ngờ tạo ra những phát minh thay đổi cả thế giới.
- Trẻ có trí tuệ tổng quát thường tỏ ra nổi trội với những thành tích học tập vượt bậc, dễ dàng đạt điểm cao đều ở tất cả các môn.
- Các loại trí tuệ, năng khiếu khác: Trên thế giới hiện nay, phát triển một con người toàn diện thường hướng đến 8 loại hình trí tuệ bao gồm: ngôn ngữ; tư duy – suy luận; không gian – thị giác; thính giác – âm nhạc; xúc giác – vận động; tương tác; tự nhiên và nội tâm. Một dạng năng khiếu khác có cách bộc lộ khác thường đó là sáng tạo.
Phát hiện tài năng của con bằng cách nào?
1. Phương pháp thử nghiệm phát hiện tài năng
Bài tập IQ cho biết chỉ số thông mình của trí tuệ, nhận định tài năng thông qua việc so sánh độ tuổi của trẻ với năng lực trí tuệ dựa trên các bài tập IQ. Ví dụ: trẻ làm đúng bài tập phù hợp độ tuổi thì IQ là 100. Trong trường hợp trẻ 10 tuổi giải được bài 14 tuổi thì xem là tài năng với IQ là 140.
2. Xác định kiểu năng khiếu
Thông qua các hoạt động âm nhạc, hội họa, vũ kịch… để giúp trẻ nhìn nhận được đam mê và yêu thích của mình trong các lĩnh vực phù hợp.
3. Nghiên cứu khả năng tập trung phát hiện
Cách đơn giản nhất để kiểm tra khả năng tập trung là “mẫu hiệu chỉnh”. Trẻ sẽ được nhận một tờ giấy mẫu, có rất nhiều chữ cái khác nhau – 40 hàng x 40 chữ cái/hàng. Trong vòng 5 phút, trẻ phải gạch chân tất cả những chữ đã xuất hiện ở hàng đầu tiên. Yêu cầu trung bình ở cấp tiểu học là 550 chữ cái, ở cấp trung học là 700 và cấp phổ thông là 850.
4. Kiểm tra trí nhớ
Có một phép thử gọi là “trí nhớ thao tác”, các chuyên gia sẽ đọc một lúc 50 con số. Các số này được sắp thành 10 hàng ngang và mỗi hàng ngang có 5 con số. Người tham gia chỉ cần ghi nhớ 5 số trong hàng vừa đọc. Sau đó, phải tính nhẩm tổng số thứ nhất với số thứ hai, số thứ hai với số thứ ba và cứ tiếp tục cộng dồn như vậy cho đến hết 5 số. Khi kết thúc một dãy số hàng ngang, chuyên gia sẽ dừng khoảng 15 giây. Yêu cầu trung bình dành cho cấp tiểu học là 20 số (40 đáp số), ở cấp trung học là 25 số và cấp phổ thông là 30 số. Vượt qua mức này, xác nhận người tham dự là một tài năng toán học.
5. Đánh giá tư duy logic
Đánh giá khả năng tư duy thông qua những bài tập logic. Dựa trên quan hệ về số lượng, người ta đưa ra bài thử nghiệm cho tư duy logic. Chẳng hạn, họ đưa cho trẻ hai trái bóng y hệt nhau. Sau khi trẻ quan sát kỹ lưỡng, họ lại tiếp tục bóp xẹp đi một trái bóng. Câu hỏi họ đặt ra cho trẻ là cả hai có nặng như nhau không? Thông qua câu trả lời của trẻ, họ có thể đi đến kết luận về khả năng tư duy của chúng.
Nguồn: http://www.bchessclub.vn/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét