Chào mừng các bạn đến với Hội Cờ Vua - Sân chơi trí tuệ dành cho mọi người - Cờ Vua giúp khai mở trí tuệ, kích hoạt não giúp trẻ thông minh hơn, ngoan hơn, học giỏi hơn. Liên hệ đăng ký học thử tại Trung Tâm Đào Tạo Cờ Vua Quốc Tế Hotline: 090.264.1618

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

Tài trợ tài năng cờ vua - Kết hợp nên lâu dài


Lịch sử làng cờ vua Việt Nam từng ghi nhận Lê Quang Liêm và Nguyễn Ngọc Trường Sơn là những người được gói tài trợ tổng trị giá 200.000 USD. Dù vậy, tất cả đã không đi đến cuối cùng vì khó khăn và không ai muốn như thế.

Đầu tư trẻ là cấp thiết

Hai tấm gương cụ thể nhất đã có đầu tư dài hạn để thêm cơ hội phát triển năng lực là Nguyễn Lê Cẩm Hiền (Quảng Ninh) và Nguyễn Anh Khôi (TPHCM). Cẩm Hiền sau chức vô địch thế giới nhóm tuổi U8 năm 2015 đã được một Mạnh thường quân tài trợ thời hạn 9 năm kinh phí tập luyện, tập huấn và thi đấu cờ vua quốc tế.

Còn Anh Khôi sẽ nhận gói tài trợ hơn 66.000 USD từ một Mạnh thường quân sắp ra mắt đồng hành. Theo tìm hiểu, chương trình kéo dài 2 năm (từ 2016 tới 2018). Khôi và Hiền đều là những kỳ thủ trẻ tiêu biểu của cờ vua Việt Nam hiện tại. Thành tích của họ đã được biết nhiều và không cần bàn cãi. Giới chuyên môn đã thẩm định năng lực từ các kỳ thủ đó. Quan trọng là người hâm mộ biết về Hiền và Khôi nên họ sẽ dễ được tài trợ hơn những kỳ thủ khác.

Tai tro tai nang co vua - Ket hop nen lau dai hinh anh
Kỳ thủ Nguyễn Lê Cẩm Hiền là kỳ thủ đầu tiên nhận được hợp đồng tài trợ dài hạn

Cờ vua không thiếu chương trình tài trợ cho VĐV trẻ. Năm 2007, tập đoàn FPT đã thực hiện chương trình trao học bổng tài trợ từng tháng cho 12 kỳ thủ. Mức tài trợ chỉ 500.000 đồng/tháng với thời gian dài 3 năm. Nhiều gương mặt trong danh sách đó giờ vẫn được làng cờ vua Việt Nam biết tới như Trần Tuấn Minh, Trần Minh Thắng, Nguyễn Thanh Thủy Tiên... Tiền đúng là ít nhưng tấm lòng tài trợ như vậy rất đáng quý với từng kỳ thủ. Khi Lê Quang Liêm và Nguyễn Ngọc Trường Sơn được biết tới, thật sự họ chưa được nhiều tài trợ ngày còn là kỳ thủ trẻ. Thu nhập của họ chủ yếu từ giải thưởng qua thi đấu thành công các giải trong nước, quốc tế.

Lúc đã thành danh, Sơn và Liêm mới được một số nhà tài trợ quan tâm. Khoản 200.000 USD tài trợ là của Liên đoàn cờ Việt Nam ký cùng Mạnh thường quân trong giai đoạn từ 2012 tới 2015 (Liêm được gói 150.000 USD còn Sơn là 50.000 USD). Chưa thực hiện được một nửa thời gian, chương trình đã kết thúc sớm. Bởi vì, Mạnh thường quân làm ăn khó khăn nên không chung sức tiếp tục được. Về cơ bản, tiền được nhận tài trợ không đầy đủ như cam kết, VĐV chỉ được một phần quá ít nên không thực hiện được các chương trình tập huấn, tập luyện dài hơi như kế hoạch.

“Chúng tôi luôn mong các cháu như Hiền, Khôi và nhiều VĐV trẻ khác được tài trợ để thêm động lực và có cơ hội tiếp cận với tập luyện ở nước ngoài. Điều này mới phát triển thêm năng lực”, Trưởng bộ môn cờ (Tổng cục TDTT) Nguyễn Minh Thắng từng chia sẻ.

Còn HLV Anh Dũng (ba của kỳ thủ Cẩm Hiền) từng cho biết khi có thêm tài trợ thì con mình rõ ràng có nhiều thuận lợi hơn để thực hiện các kế hoạch với cờ vua. Nhưng, đầu tư vào cờ vua là sự đầu tư phải chấp nhận nhẫn nại và không thể ăn xổi ngày 1 ngày 2.

Rất khó xã hội hóa

Hiện tại, nhiều đơn vị có đào tạo, huấn luyện cờ vua đều phải tự tìm thêm tài trợ cho VĐV chứ không thể trông vào Tổng cục TDTT hay Liên đoàn cờ vua hoặc đội tuyển quốc gia. Cờ vua TT-Huế từng mạnh nhất cả nước về nữ nhưng khi chi phí lương bổng và chế độ cho VĐV không cao, họ đã mất nhiều VĐV đi ra tỉnh thành khác. Cờ vua Kiên Giang cũng gặp chuyện như vậy và không thể giữ được Nguyễn Ngọc Trường Sơn. Chuyện cơ chế quản lý là một, vấn đề khó là không thể tìm thêm nguồn xã hội hóa tài trợ giúp nâng thêm chế độ lương, thưởng nên các đơn vị này đành chấp nhận để người tài ra đi.

Cần Thơ, Bắc Giang hay Hà Nội đã và đang “máu” làm mạnh môn cờ. Hà Nội từng mời được Hoàng Thị Bảo Trâm gia nhập sau khi kiện tướng này rời TT-Huế. Năm 2016, cô đã rời Hà Nội về TPHCM thi đấu. Câu chuyện cũng vì, Hà Nội không có nhiều tài chính đủ để giữ lại ngôi sao của mình. Trưởng bộ môn cờ vua Hà Nội – ông Đặng Vũ Dũng không ít lần chia sẻ chuyện mất VĐV giỏi là điều không ai muốn. May mắn, cờ vua đơn vị này còn giữ được anh em Trần Tuấn Minh, Trần Minh Thắng. Tuy vậy, nếu không được đầu tư nhiều, cờ vua Hà Nội vẫn rất khó vượt trội hẳn.

Theo SGGP

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618