Với mỗi một môn cờ, đều có những bộ óc tính toán khác nhau, và trong mỗi một ván cờ hay đều có sự biến ảo kì diệu làm cho người chơi và người xem thích thú.
Bài viết ở đây không nói đến cờ nào hay hơn cờ nào và cờ nào thông minh hơn cờ nào, và lại càng không muốn phê phán chê bai loại cờ nào. Chỉ là một cách nhìn nhận về tính chất mỗi quân cờ. Tại sao lại như vậy, vì đây là trò chơi mà trẻ con tập tành từ lúc sớm, những bài học trẻ thơ góp phần nhiều trong việc định hình tương lai nhân cách.
Nói về vua: tại sao trong cờ tướng, vua là nhân vật cực kì lười biếng, chỉ di chuyển trong ô vuông cố định, và không bao giờ 2 tướng được phép đối diện nhìn thấy mặt nhau. Như vậy con tướng trong cờ tướng rốt cuộc chỉ là một cái gì đó xa vời và vô ích cho ta phải toàn tâm toàn ý bảo vệ? Đúng không? Tuy nhiên vua trong cờ vua lại có thể đi khắp nơi trên bàn cờ, đến khắp mọi ngóc ngách, có thể kết hợp dồn ép đối phương.
Nói về tốt: tốt trong cờ tướng chỉ là đại diện cho đám dân đen bị bắt đi lính, tương lai của tốt là con tốt chết, nằm ở hàng cuối cùng của thế trận đối phương, chỉ còn mỗi nước qua trái qua phải. Nhưng con tốt trong cờ vua lại có một tương lai hoành tráng hơn, có thể thành bất kì ai nó muốn trừ vua. Vậy thì có sự khác biệt nào giữa quan niệm dân trong các nước Phương Đông và dân trong các nước Phương Tây ngày xưa. Tôi mạo muội dẫn đến một khái niệm xã hội to lớn. Nếu ai đó nói rằng chúng rõ ràng không liên quan, ai đó nói rằng chúng rõ ràng không thực! Thì xin thưa với bạn rằng, khái niệm kinh tế xã hội vốn thực chất chỉ như trò trẻ con, khi mà người ta nhìn vào quá nhiều thông tin số liệu để rồi sợ hãi mà phức tạp hóa vấn đề, khoa học xã hội là khoa học trò chơi, là lí thuyết trò chơi trong toán học, ở đó mọi hành vi của người này liên đới tới mọi hành vi của người khác và dẫn tới kết quả cuối cùng thay đổi mà thôi. Vậy nên điều đàu tiên của thinker là sáng tạo trong tư duy của mình, thay vì áp đặt sự sợ hãi của mình lên sự kiện và cả người khác.
Trở lại vấn đề về tốt, rõ ràng khái niệm về dân trong Phương Tây khoáng đạt hơn, nhân văn hơn, vì con người ta không bao giờ nợ bất kì một ai, nợ bất kì điều gì để phải sống cuộc đời vô nghĩa. Tôi tự mình đặt con vua trong bàn cờ là Niềm Tin vào thượng đế. Với niềm tin ấy sẽ đến khắp nơi, và với niềm tin ấy, một người bình thường có thể trở thành bất kì ai mà họ muốn.
Quân mã trong cờ vua thì không bị cản những bước chân đi, người Phương Tây cơ hồ cổ súy cho thế giới tự do. Đó là vì sao mãi sau này dân Nhật nhận ra muộn màng, để Phúc Ông phải viết luận văn "Thoát Á" có tầm ảnh hưởng lên cả dân tộc, bạn mới thấy Nho Giáo phong kiến ngày xưa, đã kéo con người Đông Á chậm tiến và ì ạch thế nào. Khổng giáo là thứ tà giáo níu kéo con người, bảo vệ cho vương công quyền quý, lê dân bách tính chỉ sống để bị làm cho mụ mị nuôi nấng hệ thống cai trị mà thôi.
Quân vua không cần sĩ bảo vệ kè kè như tướng, quân tượng bên cờ vua lại là cung thủ, ngược lại quân tượng trong cờ tướng chỉ có thể quanh quẩn trong phần sân của mình mà thôi.
Và đặc biệt, một quân Hậu, thể hiện sự tôn trọng của người phụ nữ, Hậu chỉ quyền lực sau vua và quyền năng trên tất cả, kể cả vua. Vậy đủ biết là xã hội phương Tây coi trọng phụ nữ thế nào.
Tôi chơi cờ tướng từ nhỏ, và rất giỏi trong môn này. Tuy nhiên, sau này, bé Nam Canh và bé Boorine nhà tôi sẽ được học chơi cờ vua, 1 trong những bài học đầu tiên cho trẻ nhỏ, để chúng biết xã hội tự do này đáng quý như thế nào.
Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017
Tại sao trẻ nên đánh cờ vua thay vì cờ tướng
Nguồn: https://www.lamchame.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét