Làm sao để bồi dưỡng niềm đam mê cờ vua?
Theo quan điểm của mình, có một công thức có thể sử dụng được,
đó là:
Một ít thành công + Niềm vui + Sự chia sẻ
1. Một ít thành công
Tất cả
sự học tập, thực hành mà trường lớp hay các huấn luyện viên thực hiện: hướng
dẫn đòn chiến thuật, khai cuộc hay cờ tàn đều chỉ để tăng cảm giác quen thuộc,
sự tự tin để xử lý nước đi. Sau đó, sự tự tin “mình có thể chiến thắng”
sẽ dẫn dắt trẻ đến những chiến thắng thật sự. Người ta thường bảo “có đam mê
thì sẽ thành công”. Nhưng mình nghĩ ngược lại. Phải có một ít thành công trước
đã, rồi mới có thể phát triển thành đam mê.
Một ít
thành công ở đây không nhất thiết phải là đánh thắng trong một ván cờ. Đó có
thể là những nước đi liên tục – không phạm lỗi khai cuộc, lỗi đút quân. Đó có
thể là khi nhìn ra được ẩn ý từ một nước đi của đối thủ, hay thực hành được một
đòn chiến thuật đơn giản… Những việc đơn giản này cũng cần phải được ba mẹ công
nhận. Trẻ có thể chưa thắng ngay một ván cờ, nhưng sự khích lệ kịp lúc sẽ cho
trẻ có cảm giác có thể thành công.
2. Niềm vui
Thử nghĩ xem, đánh thắng để làm gì nếu không còn cảm nhận được
niềm vui? Niềm vui của trẻ thì lại rất dễ bị dập tắt.
Đây là
câu chuyện của mình.
Ngày
trước, mình chơi cờ cùng em trai. Do chênh lệch độ tuổi, phần thắng thường
thuộc về mình. Rồi một ngày kia, trong giải thi đấu ở quận, hai anh em gặp
nhau. Ở trận đấu đó, mình đã thua.
Không
nuốt trôi nổi thất bại, mình để sự bực tức lấn át: đập bàn, nói lớn tiếng và tỏ
ra giận dữ một cách không cần thiết với em trai mình. Từ đó, em trai mình dần
dần bỏ chơi cờ hẳn luôn. Hai anh em không còn những trận cờ ngô nghê và vui như
thuở nhỏ.
Thời
gian trôi đi, mình không còn cảm thấy một chút mảy may uất ức vì thua trận. Tất
cả chỉ còn một sự nuối tiếc. Đến lúc muốn làm một cái gì đó để cứu vãn tình
hình thì đã quá muộn. Mọi chuyện có thể đã khác. Rất có thể giờ này mình và em
trai vẫn có thể cùng nhau chơi tiếp trò chơi của ngày xưa. Rất có thể, giờ này
vẫn còn đó một kỳ thủ đầy đam mê và sáng tạo.
Những
ngã rẽ cuộc đời, giờ kẻ Nam người Bắc, muốn gặp nhau còn khó khăn. 🙂
…
Với phụ
huynh câu chuyện dễ diễn ra theo chiều hướng thế này:
– Nước
đi kia hay hơn, con đi lại đi.
– Dở
vậy, chiếu bí một nước mà cũng không thấy!
– Sao
con lại để thua bạn đó được chứ?
– Sao
con học hoài mà không nhớ được…
Mình
từng chứng kiến nhiều phụ huynh phạm phải những câu nói kiểu vậy (kể cả mình).
Tệ hơn nữa là sự bực dọc, chán chường, hằn học đi kèm với chúng. Khi phụ huynh
nhận ra những tác hại thì chuyện cũng đã rồi. Cuộc chơi đã bớt vui. Lúc này,
chơi cờ giống như là một gánh nặng: Phải làm sao để không bị la mắng, chứ không
còn là sự tận hưởng. Áp lực phải luôn hay, luôn giỏi, luôn đúng, sự bực dọc… sẽ
dễ dàng giết chết niềm vui.
3.. Sự chia sẻ
Sự chia
sẻ không đơn giản là một nút bấm, hay vài dòng khen con trên facebook. Sự chia
sẻ ở đây là thực sự cùng con chơi cờ vua. Hoàn toàn tập trung. Không điện
thoại. Không việc riêng. Không phán xét. Hãy cứ để ván cờ diễn ra. Như mình đã
nói ở trên, nếu có ba mẹ – người thân thương nhất – đồng hành cùng từ những
bước đầu tiên, trẻ sẽ giữ được đam mê lâu hơn.
Những
chỉ dẫn mà ba mẹ muốn nói với trẻ, hãy để dành sau đó. Ba mẹ có thể ghi lại
biên bản ván cờ. Khi kết thúc, ba mẹ sẽ cùng con xem lại, tìm ra những điểm
tích cực để khen ngợi con trước khi nói đến những sai lầm. Nếu có hiện tượng
đút quân, bỏ quân, hãy dùng câu nghi vấn chứ để con có cơ hội giải thích hoặc
nhìn lại lỗi sai của mình một cách tích cực. “Nước đi này của con có ý định gì
đặc biệt phải không?” sẽ dễ nghe hơn rất nhiều so với “Con lại đi sai nữa rồi!”
Và cũng
sẽ có những lúc đứa trẻ chán chơi. Lúc này ba mẹ cần tôn trọng ý kiến của con.
Có thể trẻ mệt mỏi vì cứ phải liên tục đưa ra những quyết định không chắc chắn.
Đây là lúc ta cần thay đổi không khí. Thay vì chỉ chơi cờ, ta có thể có những cách luyện tập
khác, ví dụ như cùng xem, cùng phân tích, bàn luận về một ván cờ hay của những
kiện tướng ngày xưa. Đó là những ván cờ đầy thú vị, và trẻ cũng được cởi bỏ áp
lực khi đó không phải là ván cờ của mình… Ba mẹ hãy để trẻ có thời gian phục
hồi, tác động tích cực chứ đừng thúc ép.
Nguồn: Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét