Chào mừng các bạn đến với Hội Cờ Vua - Sân chơi trí tuệ dành cho mọi người - Cờ Vua giúp khai mở trí tuệ, kích hoạt não giúp trẻ thông minh hơn, ngoan hơn, học giỏi hơn. Liên hệ đăng ký học thử tại Trung Tâm Đào Tạo Cờ Vua Quốc Tế Hotline: 090.264.1618

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

LÀM SAO ĐỂ PHÁT HIỆN MỘT CÁI BẪY TRONG CỜ VUA

Bẫy khai cuộc
“Bẫy là sự khiêu khích xuất phát từ một sai lầm. Một cái bẫy luôn luôn liên quan đến một sự khiêu khích hoặc một sự đáp trả hiển nhiên bởi đối phương. Đối phương không ít thì nhiều bị cám dỗ thực hiện một nước đi nhìn bề ngoài có vẻ tốt, nhưng nó nhanh chóng bị những phân tích chiều sâu bác bỏ một cách đáng kinh ngạc”.
-Meistadt

Có nhiều kỳ thủ cố khiêu khích đối thủ của mình vướng vào một cái bẫy ngay trong giai đoạn khai cuộc, họ hy vọng thắng ván cờ mà không có bất kỳ một sự nỗ lực thực sự nào. Họ đơn giản học những nước biến đặc biệt mà không quan tâm nhiều về các phương án chính thống trong khai cuộc.


Bẫy vô hại
Nếu một cái bẫy chỉ đơn giản là một sản phẩm của sự phát triển quân tự nhiên và không cản trở sự phát triển quân hợp lý trong tương lai, khi đó chúng ta gọi nó là một cái bẫy vô hại. Ở đây có hai ví dụ về loại bẫy vô hại này.


Bẫy khai cuộc 1

1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tc4 Mf6 4.Mg5 d5 5.exd5 (Hình 1)


Hình 1. Đen đi

http://www.chessvideos.tv/bimg/3iowoumi8mqsk.png
5...Mxd5?


Nước đi tự nhiên này là một sai lầm nổi tiếng. Dù vậy, nhiều kỳ thủ đã không hiểu biết đủ về lý thuyết để tránh nó.
5...Md4 sẽ tốt hơn, cũng như 5...Ma5.

6.d4!
Một nước đi nguy hiểm khác là 6.Mxf7 Vxf7 7.Hf3+ Ve6 8.Mc3, nhưng Đen có thể vẫn phòng thủ được với 8...Mcb4! 9.He4 c6 10.a3 Ma6.
Các nước khác:
a) 6...Mxd4 7.c3!;
b) 6...Te7 7.Mxf7 Vxf7 8.Hf3+ Ve6 9.Mc3 Mcb4 10.He4 c6 11.a3 Ma6 12.Hxe5+ Vf7 13.Mxd5 cxd5 14.Txd5+ Vf8 15.0–0± (Leonhardt);
c) 6...Tb4+ 7.c3 Te7 8.Mxf7 Vxf7 9.Hf3+ Ve6 10.He4 hứa hẹn tấn công mạnh.

7.0–0
Trắng đạt được một thế công mạnh.

7...Te6
7...Te7 được trả lời bằng 8.Mxf7! Vxf7 9.Hh5+±

8.Xe1 Hd7



Hình 2. Trắng đi

http://www.chessvideos.tv/bimg/1i3hzaljlt7i7.png
9.Mxf7 Vxf7
9...Hxf7 10.Txd5+-

10.Hf3+ Vg8 11.Xxe6! Xd8 12.Tg5
Cũng có một phương án đơn giản hơn nhưng cũng mạnh tương đương 12.Xe4 h6 (12...Ma5 13.Xe8!+-) 13.Md2±.

12...Hxe6 13.Txd8 He1+ 14.Tf1 He6 15.Th4± (Euwe)

Bẫy khai cuộc 2

1.e4 d6 2.d4 Mf6 3.Mc3 g6 4.Mf3 Tg7 5.h3
Trắng muốn ngăn chận nước ...Tg4, nhưng anh ta chỉ mất thời gian. Ngay lập tức 5.Te2 là chọn lựa phổ biến hơn.

5...0–0 6.Te2?!
6.Te3!?

6...c5! (hình 3)

Hình 3. Trắng đi
http://www.chessvideos.tv/bimg/3o42gf3cehq8c.png
7.d5?!
Nước đi hợp lý này bị bác bỏ trong chủ đề bài học.

7...b5!
Đe dọa ...b4.

8.Txb5
8.Mxb5 Mxe4

8...Mxe4! 9.Mxe4 Ha5+ 10.Mc3 Txc3+ 11.bxc3 Hxb5
Đen mạnh hơn.
Không có vấn đề gì khi chúng ta dành thời gian để nghiên cứu các bẫy khai cuộc. Chúng bồi dưỡng vốn kiến thức của chúng ta và tạo thành một yếu tố khó tách rời trong kinh nghiệm đánh cờ của mỗi kỳ thủ.

Bẫy tồi

Nhưng đôi khi nhiều kỳ thủ mất quá nhiều thời gian để nghiên cứu những cái bẫy phụ thuộc vào nước đi trả lời duy nhất của đối phương. Nếu đối phương khám phá ra bẫy và chơi khác đi, lúc đó chúng ta thật giống như tên trộm bị phát hiện. Chúng ta gọi những chiếc bẫy khai cuộc như thế là những chiếc bẫy tồi.


Bẫy khai cuộc 3

1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tb5 Mf6 4.d3 Me7?!

Hình 4. Trắng đi
http://www.chessvideos.tv/bimg/3krrkyub3qgw4.png
Tại sao không ăn chốt e5? Bạn có nhìn thấy cái bẫy?

5.Mxe5?
5.Mc3 hoặc 5.0-0 hoặc 5.d4 là những nước trả lời tốt. Đen phải mất thời gian di chuyển một quân nhẹ lần thứ hai mà nó đã thực sự phát triển.
5... c6!
Lùi tượng sẽ mất mã bởi 6...Ha5+

6.Mc4 d6!
Nếu 6...cxb5?? trắng lập tức kết thúc 7.Md6#

7.Ta4 b5
Và Đen lãi một quân nhẹ.


Bẫy khai cuộc 4

1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.Tc4 Md4 4.Mxd4?!
Một cái bẫy điển hình. Đen bỏ chốt. Tại sao?


Hình 5. Trắng đi
http://www.chessvideos.tv/bimg/3klvlnm0m268s.png
4.Mxe5?!
4.Md4 ed4 5.0-0 đem đến thế trận tốt hơn cho Trắng.

Hg5 5.Mxf7?
Trắng quá ham ăn 5.Txf7+ Ve7 6.0–0 Hxe5 7.Txg8 Xxg8 8.c3 (tiếp sau là d4) thế cờ tốt hơn.

5...Hxg2 6.Xf1
Sau 6.Mxh8 Hxh1+ 7.Tf1 Hxe4+ Đen cũng thắng, vì mã ở h8 sẽ mất.

6...Hxe4+ 7.Te2
7.He2 cũng không thể cứu thua ván cờ.

7...Mf3#
0–1



Bẫy khai cuộc 5

1.e4 c6 2.d4 d5 3.Mc3 dxe4 4.Mxe4 Md7
Đen muốn chơi 5...Mgf6 và bắt lại mã sau 6.Mf6

5.He2
Nước đi này chỉ cản trở việc phát triển quân và bịt đường chéo của tượng ở f1. Bạn có thấy cái bẫy này?


Hình 6. Đen đi
http://www.chessvideos.tv/bimg/1nhnqpfrpzrjj.png

5...Mgf6??
Tốt hơn là 5...e6 hoặc 5...Mdf6

6.Md6# 1–0

Thật không đáng bỏ công để chơi những cái bẫy như thế, nó sẽ là mối đe dọa cho bạn khi thủ của bạn phát hiện ra hoặc đã biết chúng. Trong bất kỳ trường hợp nào, “vốn kiến thức” khai cuộc nên được xây dựng trên những nền tảng vững chắc và không nên phụ thuộc vào những cái bẫy tồi.

Làm thế nào để phát hiện một cái bẫy? 

Thông thường, bạn phải phản ứng một cách hết sức thận trọng bất kỳ khi nào đối thủ của bạn đột nhiên biếu chất hoặc quân trong khai cuộc. Bình tĩnh kiểm tra hết các nước đi cần thiết của đối phương. Cách làm này giúp bạn có thể khám phá ra cái bẫy. Bạn nên chuẩn bị phòng thủ một cách chặc chẽ khi chơi những khai cuộc kiểu gam-bít, vì chúng chứa đựng nhiều cái bẫy và nhiều phương án phức tạp có thể dẫn đến sai lầm.

Tiever - Cassidy 
Jr World Ch Jr World Ch, 1959
1.d4 d5 2.c4 e5 3.dxe5 d4 4.e3? (hình 7)
4.Mf3 là nước đi chính xác.
 Hình 7. Đen đi
http://www.chessvideos.tv/bimg/9a5idw3jgsxy.png
4...Tb4+ 5.Td2 dxe3!
Trắng nên thấy điều này ở nước thứ 4

6.Txb4?
6.fe3 có vẻ không thú vị lắm (Trắng có chốt chồng, và các chốt cột e suy yếu) nhưng nó vẫn là giải pháp tốt hơn.
6.Ha4+ Mc6 7.Txb4 exf2+ 8.Vxf2 Hh4+ 9.Ve2 Hxc4+.

6...exf2+ 7.Ve2 fxg1=M+!
Cách duy nhất đem lại chiến thắng cho Đen.

8.Ve1
8.Xxg1 Tg4+–+

8...Hh4+ 9.Vd2 Mc6 10.Tc3 Tg4 0–1

CHÚ THÍCH : 
"+" : Nước chiếu vua
"#" : Chiếu hết
"x" : Nước ăn quân
"!" : Nước đi hay
"?" : Nước đi yếu
"??" : Nước đi sai lầm nghiêm trọng
"?!" : Nước đi lạ, đáng nghi ngờ
"±" : Trắng ưu thế nhỏ
"=" : Cờ cân bằng
"+-" : Trắng ưu thế quyết định
1-0 : Trắng thắng
0-1 : Đen thắng
 Nguồn: kientuongtuonglai

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618