“Sấp ngửa” vì con nghỉ hè
Cầm kết quả học tập của con về sau buổi họp phụ huynh cuối năm học, chị Trần Thu Loan (quận Cầu Giấy) mất ngủ mấy hôm, vì điểm tổng kết các môn học của con không như mong đợi. Con gái chị năm tới vào lớp 6, gia đình muốn con vào một trường “top” trong khu vực để có đà học lên các cấp học khác. Chính vì vậy, vợ chồng chị đã phải “dẹp” hết các kế hoạch nghỉ hè, nghỉ mát, đi chơi nội, ngoại… để tìm lớp học hè, bổ trợ kiến thức cho con. Thế là, kỳ nghỉ hè của cô bé sắp vào lớp 6 được bắt đầu bằng một tuần tham gia trại hè Anh ngữ bán trú ở trung tâm. Sau đó, lịch học tiếng Anh tăng lên một tuần 3 buổi.
Tiếp đến, sẽ học theo thời khóa biểu hàng ngày với gia sư Toán, Văn tại nhà và tham gia tuần một buổi ở lớp học làm MC để rèn luyện khả năng thuyết trình, giúp con tự tin nếu năm sau phải phỏng vấn xét tuyển vượt cấp. Chị Loan cho biết: “Những năm trước, gia đình thường cho các con về nội, ngoại chơi một tuần, sau đó bắt đầu học thêm, nhưng năm sau con thi vượt cấp, kết quả học tập lại chưa ổn nên phải tranh thủ học, nếu không sẽ không đạt được mục tiêu”.
Không bị áp lực về thành tích học tập của con, nhưng kỳ nghỉ hè của con vẫn trở thành “cơn ác mộng” đối với gia đình chị Nguyễn Thị Tuyết (quận Ba Đình). Hai con của chị đang ở độ tuổi tiểu học hiếu động, mặc dù có thể tự chơi nhưng chị vẫn không yên tâm để các con ở nhà tự trông nhau trong 2 tháng hè. Chính vì vậy, chị Tuyết đã tìm lớp bán trú ở nhà một giáo viên tiểu học để cô vừa dạy kiến thức, vừa trông bọn trẻ. Ngoài ra, chị còn đăng ký cho con gái tham gia lớp học múa, học vẽ, con trai thì học cờ vua đan xen các buổi trong tuần. “Mặc dù biết các con cần được nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động ngoài trời, nhưng bố mẹ không được nghỉ hè. Chính vì vậy, việc cho con học hè vẫn là giải pháp duy nhất, con vừa không quên kiến thức, vừa an toàn, dù chi phí cho các khóa học hè không hề ít” – chị Tuyết bày tỏ.
Đừng “đánh cắp” mùa Hè của trẻ
Các chuyên gia giáo dục cho rằng, kỳ nghỉ hè có giá trị đối với trẻ, không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để hồi phục về thể chất và tinh thần sau một năm học, mà còn là “thời gian vàng” để trẻ có những trải nghiệm, học hỏi kỹ năng sống.
Theo cô Nguyễn Thị Lan - giáo viên trường Tiểu học Hải Bối (huyện Đông Anh), suốt một năm học, trẻ đã phải “giam mình” trong 4 bức tường ở lớp, về nhà nhiều em lại ngập trong bài tập đến tận đêm. Các em rất thiếu trải nghiệm cuộc sống để hình thành những kỹ năng cần thiết. “Một kỳ nghỉ hè dài, vẫn cần những buổi ôn tập để trẻ không quên kiến thức nhưng nên dành thời gian hợp lý để trẻ được vui chơi hợp lý” – cô Lan nói.
Thạc sĩ Lê Thị Lan Anh - Viện trưởng Viện Phát triển giáo dục và trí tuệ Việt thì cho rằng, không nhất thiết phải nhồi nhét kiến thức, có rất nhiều cách giúp trẻ “học” mà vẫn vui trong kỳ nghỉ hè. “Hiện nay, có rất nhiều khóa học về kỹ năng sống rất tốt cho trẻ được tổ chức vào mùa hè. Cha mẹ có thể tìm cho con các khóa học về kỹ năng sinh tồn, tự chủ, kỹ năng tự phục vụ bản thân, các khóa học MC, học kỳ quân đội, kỹ năng chống xâm hại, bạo lực, các khóa âm nhạc, múa, học vẽ, võ, học cờ vua, hay học bơi… Những khóa học như vậy sẽ giúp ích cho trẻ rất nhiều, đặc biệt hình thành những kỹ năng mà trường học không thể trang bị đủ cho trẻ”
Không bị áp lực về thành tích học tập của con, nhưng kỳ nghỉ hè của con vẫn trở thành “cơn ác mộng” đối với gia đình chị Nguyễn Thị Tuyết (quận Ba Đình). Hai con của chị đang ở độ tuổi tiểu học hiếu động, mặc dù có thể tự chơi nhưng chị vẫn không yên tâm để các con ở nhà tự trông nhau trong 2 tháng hè. Chính vì vậy, chị Tuyết đã tìm lớp bán trú ở nhà một giáo viên tiểu học để cô vừa dạy kiến thức, vừa trông bọn trẻ. Ngoài ra, chị còn đăng ký cho con gái tham gia lớp học múa, học vẽ, con trai thì học cờ vua đan xen các buổi trong tuần. “Mặc dù biết các con cần được nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động ngoài trời, nhưng bố mẹ không được nghỉ hè. Chính vì vậy, việc cho con học hè vẫn là giải pháp duy nhất, con vừa không quên kiến thức, vừa an toàn, dù chi phí cho các khóa học hè không hề ít” – chị Tuyết bày tỏ.
Để tránh việc học sinh bị “nhồi nhét” kiến thức trong dịp hè, mới đây, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có công văn yêu cầu các phòng GD&ĐT và ban kiểm tra liên hành các quận, huyện tăng cường quản lý việc dạy thêm, học thêm. Ngoài ra, Sở cũng yêu cầu các quận, huyện chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
|
Các chuyên gia giáo dục cho rằng, kỳ nghỉ hè có giá trị đối với trẻ, không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để hồi phục về thể chất và tinh thần sau một năm học, mà còn là “thời gian vàng” để trẻ có những trải nghiệm, học hỏi kỹ năng sống.
Theo cô Nguyễn Thị Lan - giáo viên trường Tiểu học Hải Bối (huyện Đông Anh), suốt một năm học, trẻ đã phải “giam mình” trong 4 bức tường ở lớp, về nhà nhiều em lại ngập trong bài tập đến tận đêm. Các em rất thiếu trải nghiệm cuộc sống để hình thành những kỹ năng cần thiết. “Một kỳ nghỉ hè dài, vẫn cần những buổi ôn tập để trẻ không quên kiến thức nhưng nên dành thời gian hợp lý để trẻ được vui chơi hợp lý” – cô Lan nói.
Thạc sĩ Lê Thị Lan Anh - Viện trưởng Viện Phát triển giáo dục và trí tuệ Việt thì cho rằng, không nhất thiết phải nhồi nhét kiến thức, có rất nhiều cách giúp trẻ “học” mà vẫn vui trong kỳ nghỉ hè. “Hiện nay, có rất nhiều khóa học về kỹ năng sống rất tốt cho trẻ được tổ chức vào mùa hè. Cha mẹ có thể tìm cho con các khóa học về kỹ năng sinh tồn, tự chủ, kỹ năng tự phục vụ bản thân, các khóa học MC, học kỳ quân đội, kỹ năng chống xâm hại, bạo lực, các khóa âm nhạc, múa, học vẽ, võ, học cờ vua, hay học bơi… Những khóa học như vậy sẽ giúp ích cho trẻ rất nhiều, đặc biệt hình thành những kỹ năng mà trường học không thể trang bị đủ cho trẻ”
Nguồn: Kinhtedothi.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét