Chào mừng các bạn đến với Hội Cờ Vua - Sân chơi trí tuệ dành cho mọi người - Cờ Vua giúp khai mở trí tuệ, kích hoạt não giúp trẻ thông minh hơn, ngoan hơn, học giỏi hơn. Liên hệ đăng ký học thử tại Trung Tâm Đào Tạo Cờ Vua Quốc Tế Hotline: 090.264.1618

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

Bài học từ các thần đồng nữ về cờ vua


Thành tích trong các giải đấu khi còn ít tuổi có thể "ít nhiều" quyết định sự nghiệp tương lai của mình?

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage caption Thành tích trong các giải đấu khi còn ít tuổi có thể "ít nhiều" quyết định sự nghiệp tương lai của mình?
Làm thế nào để một người phụ nữ nổi trội được trong thế giới cạnh tranh khốc liệt do nam giới thống trị về cờ vua?
Judit Polgar người Hungary là người chơi cờ vua giỏi nhất mọi thời đại.
Bà là cô bé thần đồng, bà đã phá kỷ lục của Bobby Fischer để trở thành đại kiện tướng trẻ nhất khi bà 15 tuổi. Bà tiếp tục đánh bại kỳ thủ số một thế giới, Garry Kasparov, sau khi ông này nói phụ nữ không nên chơi cờ. Bà vẫn là người phụ nữ duy nhất từng đứng trong 10 kỳ thủ hàng đầu thế giới (top 10), mặc dù đã nghỉ chơi 4 năm.
Hou Yifan, người Trung Quốc, được coi là nữ kỳ thủ cờ vua xuất sắc nhất hiện nay. Bà đã từng là nhà vô địch cờ vua thế giới của phụ nữ bốn lần, người trẻ nhất từng giành danh hiệu này, cũng như từng là nữ kỳ thủ trẻ nhất nhận danh hiệu đại kiện tướng.
Cả hai phụ nữ này có chung một số nét tương tự: sự tận tâm và kiên cường phi thường, một nếp nghĩ không thể lay chuyển, sự rèn luyện vô hạn và một lượng kỹ năng thiên phú. Những đặc điểm này dễ dàng đưa người ta đến thành công trong lĩnh vực của mình. Nhưng liệu có những yếu tố nào khác nữa không để đưa đến những thành tựu của các phụ nữ này?
Được khuyến khích khi còn nhỏ
Hou khai mạc giải đấu cờ vua tại một ga tàu điện ngầm ở Mexico City vào năm 2017.

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionHou khai mạc giải đấu cờ vua tại một ga tàu điện ngầm ở Mexico City vào năm 2017.
Cả hai đều đồng ý rằng sự hỗ trợ của cha mẹ là cần thiết; họ được gia đình động viên khi còn nhỏ tuổi.
Cờ vua đặc biệt lại là chuyện gia đình đối với Polgar, vì chị bà cũng thi đấu - bà Hungary này nói khi bà mới sinh ra, cha mẹ bà đã chắc chắn rằng bà sẽ trở thành vô địch cờ vua.
Gia đình Polgar không tin rằng giới tính của bà ngăn cản được bà đạt đến mức cao nhất trong cờ vua. Cha mẹ bà, bà nói, "thực sự tin rằng một cô gái có thể đạt được kết quả giống như bất kỳ đứa con trai tài năng nào."
Hou bắt đầu chơi cờ từ khi bà chỉ mới 5 tuổi. Mẹ bà đã dạy bà những điều cơ bản và đến năm bà 8 tuổi, thực tế bà đã chơi suốt cả ngày. Bà trải nghiệm thành công quốc tế đầu tiên của mình khi bà 9 tuổi. Bà tin rằng thành tích trong các giải đấu khi còn ít tuổi có thể "ít nhiều" quyết định sự nghiệp tương lai của mình.
Ngược lại với Polgar, Hou giải thích rằng ban đầu mẹ bà muốn bà học "một thứ gì thanh lịch và phù hợp hơn với các cô gái như khiêu vũ, trong khi cha tôi lại thích tôi học cờ vua vì nó được coi là môn thể thao quốc tế".
Trong khi ít cô gái trẻ tham dự các giải đấu ở Trung Quốc vào thời đó, Hou đã thi đấu trong các giải đấu hỗn hợp nam nữ từ khi còn nhỏ. Bà nhận xét rằng "trong suốt sự nghiệp cờ vua, tôi thực sự không thấy các cô gái bị đối xử hoàn toàn khác biệt." Hou nói rằng mặc dù hiện có nhiều nữ tham gia hơn so với các thập kỷ trước, nhưng vẫn còn tiềm năng để khuyến khích nhiều cô gái hơn nữa bắt đầu chơi cờ vua và thi đấu.
Nhưng giới tính trong cờ vua là không đơn giản. Thí dụ, Polgar và Hou cảm thấy thế nào về các cuộc thi đấu chỉ gồm nữ với nhau?
Polgar từ rất sớm đã quyết định không chơi trong các giải đấu nữ, bởi vì bà muốn chơi với những người giỏi nhất, mà họ là nam giới. Bà sẽ có thể phát triển kỹ năng của mình bằng cách đấu với nam giới và liên tục cố gắng bằng cách đấu với các đối thủ ngày càng giỏi hơn: "Nếu ta đặt mục tiêu cao hơn, thì ta cũng tiến xa hơn."
Đôi khi sự bực mình của sự mất cân bằng giới tính trong cờ vua có thể sinh ra những tuyên bố đầy kịch tính. Trong một giải đấu hỗn hợp nam nữ năm 2017 ở Gibraltar, Hou đã từ bỏ trận đấu vòng chung kết của mình chỉ sau 5 nước đi sau khi chỉ đấu với toàn phụ nữ ở 7 vòng đấu trong tổng 9 vòng đấu, mặc dù tỷ lệ nam/nữ là 4/1. Các nhà tổ chức nói máy tính báo trận đấu là hòa, vì vậy đây chỉ là sự không may.
Ngoài Polgar và Hou, không có nữ kỳ thủ nào khác nằm trong top 100. Polgar nói, "Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng và mọi người đang cố gắng tìm lời giải thích, thậm chí ở chính các nữ kỳ thủ." Những lý do là phức tạp và đa dạng.
Một lý do, Polgar nói, là kỳ vọng và nhãn hiệu mà xã hội đặt vào con gái- cha mẹ hoặc giáo viên không nhất thiết phải nghĩ rằng con gái mình hoặc học sinh nữ của mình nên trở thành kỳ thủ. "Khi bạn là một đứa trẻ, là đứa con gái, họ nhìn bạn theo một cách khác: 'Con thật dễ thương, Con có mái tóc đẹp'." Bà không đồng ý đám con trai là giỏi đấu cờ hơn, cũng như bà không đồng ý là các cô gái trẻ nên hướng một cách tự nhiên tới các hoạt động 'nữ tính' như múa ba lê.

'Bạn là ngoại lệ'

Getty Images
Vậy làm thế nào để một nữ kỳ thủ có được động cơ khi phải đối mặt với các đối tác nam mà họ bác bỏ mình, coi như mình kém cỏi hơn? Polgar không coi đây là vấn đề của cá nhân mình. "Vấn đề là nhìn vào số liệu thống kê thì họ đúng." Tuy nhiên kết quả của bà tự nó thể hiện. Bà đã đánh bại đại kiện tướng Nigel Short vài lần và bao giờ ông cũng nói, "Judit ơi, chị là một ngoại lệ."
Polgar nói rằng các đối thủ nam thường đánh giá thấp bà bởi vì bà là phụ nữ. Bà nhớ lại lần đầu tiên, ở tuổi 11, bà thắng một đại kiện tướng- anh ta "không không biết phải xử lý thế nào", bà nói.
Nhưng khi bà 20 tuổi, một trong những lời khen lớn nhất, mặc dù tương đối mộc mạc, là của cưu vô địch thế giới Viswanathan Anand. Khi được hỏi anh nghĩ gì về Polgar: "Vâng, không có gì, cô ấy chỉ là một trong những đối thủ cạnh tranh, cô ấy là một trong chúng tôi." Việc chấp nhận sự bình đẳng như một đối thủ không phải dễ mà công nhận. "Tôi đã phải chứng minh bản thân mình và cạnh tranh trong nhiều thập kỷ để thực sự đạt được sự tôn trọng của những đấu thủ khác," Polgar nói.
Polgar và Hou nghĩ giải pháp là gì? Hou nói rằng cần có nhiều cơ hội hơn cho các nữ kỳ thủ chuyên nghiệp để thi đấu, và nên khuyến khích nhiều cô gái hơn tham gia các giải đấu nam nữ hốn hợp.
Một số người thậm chí xới lên việc loại bỏ hẳn giải thi đấu chỉ gồm toàn nữ và chỉ tổ chức các giải thi đấu nam nữ hỗn hợp. Hou không nghĩ đó là một ý tưởng hay- cô nghĩ các giải đấu chỉ gồm nữ giới là cần thiết để khuyến khích và động viên người chơi, để họ có thể giành huy chương và trở thành nhà vô địch. Đối với Polgar, hủy bỏ các giải đấu chỉ gồm nữ giới là một câu hỏi rất nhạy cảm. Bà giải thích rằng sẽ khó để chuyển đổi vì trình độ kỹ năng trong các giải đấu mở rộng là cao hơn nhiều.
Cả hai phụ nữ này hiện đang khám phá cuộc sống vượt ra ngoài cờ vua thi đấu. Polgar đã giải nghệ vào năm 2014 nhưng cam kết thúc đẩy cờ vua. Hou sẽ sớm theo đuổi bằng thạc sĩ tại Đại học Oxford. Nhưng Polgar và Hou vẫn là mẫu người gây cảm hứng cho những gì những cô gái trẻ quyết tâm có thể đạt được- và với thành tích của họ, họ có thể đã làm cho việc đạt tới đỉnh cao của cờ vua cạnh tranh dễ dàng hơn một chút.
Nguồn: bbc.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618