Cờ vua được phân định rõ ràng thành 3 giai đoạn gồm khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc.
Việc chọn lựa khai cuộc sẽ giúp chúng ta dễ dàng phát huy được những điểm mạnh đồng thời hạn chế phần nào những thiếu sót trong phong cách chơi cờ của mỗi người. Bên cạnh đó khai cuộc sẽ giúp ta né tránh va chạm những điểm mạnh của đối thủ. Đánh trận phải biết địch biết ta mới trăm trận trăm thắng.
Như đã nói ở trên Mỗi loại khai cuộc sẽ mang đến những biến đổi khác nhau để dẫn đến trung cuộc. Nơi đây sẽ là nơi những kế hoạch có chiều sâu về chiến lược cũng như chiều rộng về chiến thuật được bùng nổ để tỏa sức sáng tạo của người chơi cờ.
Giai đoạn kết thúc khai cuộc bước vào giai đoạn trung cuộc kỳ thủ phải cố gắng suy nghĩ ra những kế hoạch chiến đấu không ngừng nghỉ để công phá các điểm yếu trong sơ hở thế trận. Từ phân bố quân một cách hợp lý cho đến từng bước chiếm lấy ưu thế thậm chí là lật ngược thế trận bằng một nước đi sơ hở của đối phương. nhau để tranh giành quyền kiểm soát thế cờ từ đó chuyển hóa thành một bàn thắng. Mọi người luôn coi trung cuộc là cuộc chiến tàn khốc vì bên nào giành quyền kiểm soát thế cờ thì người đó càng đến gần với chiến thắng.
Tàn cuộc không chỉ là nơi kết thúc trận chiến. So với trung cuộc và khai cuộc vua luôn là quân phải ẩn mình dưới sự bảo vệ từ các quân khác thì tàn cuộc là nơi uy quyền của vua được thể hiện rõ ràng nhất khi vua bắt đầu tham chiến. Lúc này bản lĩnh từ người chơi cờ bắt đầu được chứng tỏ khi 2 bên trắng đen đã thấm mệt sau trận chiến dài hơi ở trung cuộc. Cờ vua cũng đòi hỏi sức bền và sức chịu đựng không khác gì các môn thể thao khác chính điều này đã biến cờ vua trở thành môn thể thao trí tuệ được nhiều người yêu thích. Dù cho trên bàn cờ chỉ còn 1 vua một tốt cũng có thể dành được chiến thắng trước đối thủ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét