Vậy cha mẹ có thể làm gì để giúp trẻ có được hành trang tốt nhất để con có được những điều kiện tốt nhất cho sự thành công? Giáo sư Jordan Peterson - nhà tâm lý học lâm sàng người Canada, giáo sư tâm lý học tại Đại học Toronto đã đưa ra câu trả lời: con bạn cần có sự kỷ luật bản thân, đừng để con bạn làm ra những chuyện khiến bạn khổ sở, đau đầu. Điều này đã được đại học Harvard kiểm chứng. Trong quá trình tuyển chọn sinh viên trúng tuyển vào trường, ban tuyển sinh của đại học Harvard đã phỏng vấn các thí sinh dựa trên 3 tiêu chí: kết quả học tập, hoạt động ngoại khóa và bản thân ứng viên (bao gồm tính cách, ước mơ, quan điểm sống, phẩm chất đạo đức, kiến thức xã hội...). Có thể thấy, ngoài thành tích, quan điểm sống, khả năng giao tiếp, cách ứng xử cũng là một yếu tố quan trọng trong tiêu chí tuyển sinh của trường đại học danh giá bậc nhất nước Mỹ. Sau khi ra trường, sinh viên Harvard cũng vô cùng thành công. Lấy Trường Kinh doanh Harvard (HBS) làm ví dụ, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã từng tốt nghiệp ở đây, cũng như một bộ sưu tập đáng nể các Chủ tịch Ngân hàng Thế Giới, những Bộ trưởng Bộ Tài Chính Mỹ các thời kỳ, các thị trưởng thành phố New York, Tổng giám đốc điều hành của những tập đoàn khổng lồ như General Electric, Goldman Sachs, Procter & Gamble. Theo Fortune 500, cựu sinh viên HBS chiếm tới 20% trong số những người đảm nhiệm vị trí cao nhất trong các công ty. “Từ trong ra ngoài”: Cha mẹ nên bắt đầu từ việc nuôi dưỡng tính cách độc lập bên trong của trẻ, kích thích sự chủ động bên trong của trẻ, giúp trẻ cởi mở, tự tin. Điều này không chỉ giúp con hòa đồng với các bạn cùng trang lứa mà giúp con có được tình cảm yêu thương chân thành của những người xung quanh. “Từ gần đến xa”: Hãy tạo bầu không khí giao tiếp bình đẳng, yêu thương và tin cậy trong gia đình, sau đó dần dần mở rộng phạm vi xã hội. Cần dạy trẻ cách giao tiếp một đối một với những người xung quanh, đồng thời trau dồi cho con khả năng giao tiếp đúng mực với người lạ để đạt được hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Để hiện thực hóa nguyên tắc này, các chuyên gia giáo dục đến từ đại học Harvard đã gợi ý 4 phương pháp nuôi dạy trẻ đúng cách. Người lớn có thể bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực như tức giận, buồn bã và thất vọng và trẻ em cũng như vậy. Tuy nhiên, chúng ta có thể dạy trẻ cách đối phó với sự tiêu cực mà không tiêu hao quá nhiều tâm trí và sức lực. Bạn có thể dạy con một mẹo nhỏ: khi tức giận, đầu tiên hãy hít sâu bằng mũi, sau đó thở ra bằng miệng, đếm đến năm trong đầu và lặp lại. Nếu con bạn phải đối mặt với một tình huống tiêu cực, hãy nhắc con về ba bước trên và thực hiện cùng con. Cha mẹ là hình mẫu mà con cái phấn đấu noi theo. Hãy dành thời gian ở bên và trò chuyện, khơi gợi cho con nhận thức về các vấn đề đạo đức, chẳng hạn như quan điểm của họ về việc giúp đỡ lẫn nhau, về trách nhiệm bảo vệ môi trường. Điều quan trọng trước tiên chính là cha mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động của chính mình. Bởi cha mẹ chính là những người có ảnh hưởng nhiều nhất đến tính cách và suy nghĩ của con trẻ. Hãy để trẻ hiểu rằng những người chúng cần quan tâm không chỉ có người thân trong gia đình hay bạn bè mà còn có những người không thân quen nhưng cần chúng giúp đỡ. Việc giáo dục cho con về sự tử tế không phải là một điều sáo rỗng mà đây chính là nền tảng để khơi gợi cho con về ý thức trách nhiệm xã hội, về mục đích và ý nghĩa của sự sống. Không phải mọi đứa trẻ biết yêu thương đều có thể thành công vang dội sau này nhưng ít nhất chúng luôn là những người hạnh phúc. Hãy dành nhiều thời gian chất lượng bên con để lắng nghe và chia sẻ. Nếu mọi cuộc giao tiếp với con bạn đều là về kỷ luật cứng nhắc, có lẽ bạn nên chuẩn bị tâm lý cho sự thất vọng. Thay vào đó, hãy cố gắng phát triển mối quan hệ tin cậy với con bạn. Trò chuyện với con, chơi cùng con, đi du lịch đâu đó, và tất nhiên, hãy luôn nhớ thể hiện tình yêu thương của bạn dành cho con cái. Điều này sẽ giúp họ trở thành một người đích thực và độc lập, người sẽ hiểu thế nào là tình yêu và sự tôn trọng cũng như biết cách chia sẻ với người khác.Nếu có một mục tiêu cụ thể trong việc nuôi dạy con trẻ, mục tiêu ấy không phải là con bạn đạt được điểm cao hay ngoan ngoãn nghe lời, mục tiêu của việc giáo dục con cái chính là làm cho đứa trẻ đi đến đâu cũng được mọi người yêu thương, quý mến.
1. Dạy con kiểm soát cảm xúc của chính mình
2. Dạy con về tinh thần trách nhiệm
Tinh thần trách nhiệm không phải một điều gì đó nặng nề mà là một điều hiển nhiên mà ai cũng cần phải đối mặt trong cuộc sống. Có một số bậc cha mẹ vì quá yêu thương mà nuông chiều con. Tuy nhiên, yêu thương cũng cần phải đúng cách, dạy trẻ về tinh thần trách nhiệm ngay từ nhỏ chính là một cách yêu đúng đắn.
3. Khơi gợi trong con lòng nhân ái và sự tử tế
4. Dành thời gian chất lượng bên con
0 nhận xét:
Đăng nhận xét