Chào mừng các bạn đến với Hội Cờ Vua - Sân chơi trí tuệ dành cho mọi người - Cờ Vua giúp khai mở trí tuệ, kích hoạt não giúp trẻ thông minh hơn, ngoan hơn, học giỏi hơn. Liên hệ đăng ký học thử tại Trung Tâm Đào Tạo Cờ Vua Quốc Tế Hotline: 090.264.1618

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2022

Việt Nam thắng Thái Lan ở vòng một Olympiad cờ vua

 Kim Phụng, Mai Hưng và Thuỳ Dương cùng thắng giúp Việt Nam hạ Thái Lan 3-1, ở vòng một bảng nữ Olympiad cờ vua tối 29/7.

Đội cờ vua Việt Nam trước khi bắt đầu vòng một Olympiad cờ vua tại Chennai, Ấn Độ hôm 29/7. Ngồi từ trái sang: Võ Thị Kim Phụng, Hoàng Thị Bảo Trâm, Nguyễn Thị Mai Hưng và Nguyễn Thiên Ngân. Kỳ thủ 17 tuổi Nguyễn Thiên Ngân (đứng) dự bị. Ảnh: Anh Thư

Đội cờ vua Việt Nam trước khi bắt đầu vòng một Olympiad cờ vua tại Chennai, Ấn Độ hôm 29/7. Ngồi từ trái sang: Võ Thị Kim Phụng, Hoàng Thị Bảo Trâm, Nguyễn Thị Mai Hưng và Nguyễn Thiên Ngân. Kỳ thủ 17 tuổi Nguyễn Thiên Ngân (đứng) dự bị. Ảnh: Anh Thư

Trước đối thủ có Elo trung bình thấp hơn hẳn, Việt Nam được dự đoán thắng tuyệt đối. Nhưng ở bàn hai, Hoàng Thị Bảo Trâm thua dù có lúc đạt ưu thế lớn trước kỳ thủ 15 tuổi Araya Prommuang. Kết quả này không ảnh hưởng đến chiến thắng của Việt Nam, khi Võ Thị Kim Phụng, Nguyễn Thị Mai Hưng và Bạch Ngọc Thuỳ Dương lần lượt thắng dễ Sarocha Chuemsakul, Napat Khantree và Anya Belle Burbach.

Thái Lan chỉ có Elo trung bình 1.535, nhưng hệ số này không đúng với thực lực do họ có ít giải tính Elo. Hơn nữa, cả bốn kỳ thủ Thái Lan dự giải này đều từ 18 tuổi trở xuống, trong khi các thành viên Việt Nam đều trên 18 tuổi.

Ván thắng nhanh nhất ở cặp đấu này thuộc về Kim Phụng, khi cô hạ Sarocha với lợi thế lớn từ khai cuộc. Sarocha mắc sai lầm ngay từ nước 11, để Kim Phụng thí mã và bắt được một tốt đen. Chừng đó là đủ để Trắng đạt ưu thế thắng.

Thế cờ sau 11...Nh5. Trắng tận dụng thời cơ để thí mã, bắt tốt đen d5. Tất nhiên đen không thể chấp nhận đòn thí, bởi...

Thế cờ sau 11...Nh5. Trắng tận dụng thời cơ để thí mã, bắt tốt đen d5. Tất nhiên đen không thể chấp nhận đòn thí, bởi...

...13.Bc7 và đen sẽ mất hậu.

...13.Bc7 và đen sẽ mất hậu.
Giải thích ký hiệu cơ bản: Vua - K, Hậu - Q, Xe - R, Tượng - B, Mã – N, Tốt – Không kí hiệu, x - ăn quân, + - chiếu, 0-0 - Nhập thành.

Bảng nữ không có bất ngờ nào ở vòng một, khi các đội hạt giống hàng đầu đều thắng đậm. Bất ngờ lớn nhất có lẽ diễn ra ở bảng nam, khi Thuỵ Điển với Elo trung bình 2.556, không thể thắng Barbados với Elo trung bình chỉ 1.998.

Olympiad cờ vua 2022 diễn ra từ 29/7 đến 9/8 tại Chennai, Ấn Độ, quy tụ 1.736 kỳ thủ đến từ 186 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bảng nữ có 799 VĐV đến từ 160 đoàn, riêng chủ nhà được quyền cử ba đội tham dự. Đây là Olympic với cờ vua, và là giải đấu quy mô lớn nhất thế giới.

Trong lễ khai mạc hôm 28/7, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi góp mặt và nói rằng kỷ niệm về giải này sẽ được "ghi nhớ mãi mãi". Đây là lần đầu Ấn Độ đăng cai Olympiad cờ vua, với số quốc gia, đội tuyển và kỳ thủ nữ tham dự đạt mức kỷ lục.

Đội nam Việt Nam không dự giải do các kỳ thủ hàng đầu bận. Còn Trung Quốc, Nga và Belarus không cử đội nào góp mặt.

Vòng hai diễn ra từ 16h30 thứ bảy 30/7, giờ Hà Nội.

Nguồn: vnexpress

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2022

Cờ vua Việt Nam ra quân tại Olympiad

Đội tuyển nữ Việt Nam sẽ gặp Thái Lan ở vòng một Chess Olympiad - giải cờ vua quy mô lớn nhất thế giới - chiều nay 29/7.

Tuyển cờ vua nữ Việt Nam gồm năm người: Võ Thị Kim Phụng (Elo 2.333), Hoàng Thị Bảo Trâm (2.288), Nguyễn Thị Mai Hưng (2.223), Bạch Ngọc Thùy Dương (2.192) và Nguyễn Thiên Ngân (1.912).

Elo trung bình của Việt Nam là 2.259, cao thứ 24, còn Thái Lan 1.535, thứ 104.

Đội nữ Việt Nam đến sân bay ở Chennai, Ấn Độ tối 27/7. Ảnh: Anh Thư

Đội nữ Việt Nam đến sân bay ở Chennai, Ấn Độ tối 27/7. Ảnh: Anh Thư

Việt Nam vắng kỳ thủ số một Phạm Lê Thảo Nguyên (2.369). Còn đội tuyển nam không dự giải này do các kỳ thủ hàng đầu bận, dù từng đứng thứ bảy ở kỳ gần nhất năm 2018 tại Batumi, Georgia. Trung Quốc, Nga và Belarus cũng không có đội nào dự giải.

Các đội đều đấu 11 trận hệ Thuỵ Sĩ, mỗi ngày một trận, trừ ngày nghỉ 4/8. Ở mỗi trận, đội cử ra bốn kỳ thủ đấu trên bốn bàn cờ. Đội thắng được một điểm, hoà nửa điểm và thua không được điểm. Thời gian thi đấu là 90 phút cho 40 nước đầu tiên, 30 phút cho phần còn lại ván đấu, và thêm 30 giây sau từng nước đi. Mỗi ngày thi đều diễn ra lúc 16h30, giờ Hà Nội, riêng ngày cuối 9/8 thi đấu từ 11h30.

Olympiad cờ vua 2022 diễn ra từ 29/7 đến 9/8 tại Chennai, Ấn Độ, quy tụ 1.736 kỳ thủ đến từ 186 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bảng nữ có 799 VĐV đến từ 160 đoàn, riêng chủ nhà được quyền cử ba đội tham dự. Tính theo Elo trung bình cờ tiêu chuẩn, Việt Nam đứng thứ 24, với Elo 2.259. Ấn Độ là hạt giống số một với Elo trung bình 2.486.

Tại Olympiad 2018, nữ Việt Nam là hạt giống số 19, và đứng thứ 15 chung cuộc. Bảo Trâm, Kim Phụng, Mai Hưng và Thuỳ Dương đều là thành viên của đội bốn năm trước.

                                                                                                       Nguồn: vnexpress

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2022

Quang Liêm thắng ván thứ ba liên tiếp

 Kỳ thủ Lê Quang Liêm cầm quân trắng, hạ Arkadij Naiditsch ở vòng áp chót để tiếp tục dẫn đầu Biel Grandmaster hôm 21/7.

Lê Quang Liêm trong ván thắng Naiditsch ở vòng sáu cờ tiêu chuẩn Biel Grandmaster 2022 hôm 21/7 tại Thuỵ Sĩ. Ảnh: BCF

Lê Quang Liêm trong một ván đấu Naiditsch ở Biel Grandmaster 2022 tại Thuỵ Sĩ. Ảnh: BCF

Trong ván đấu nặng về thế cờ và vị trí các quân đúng sở trường, Quang Liêm tạo ưu thế nhỏ khi cầm quân trắng từ khai cuộc. Anh dần dần biến ưu thế nhỏ thành lớn ở trung cuộc.

Và khi đồng hồ của Naiditsch gần cạn, kỳ thủ Azerbaijan liên tiếp đi những nước yếu dẫn tới thế thua. Anh phải đầu hàng ở nước 39 do chuẩn bị mất tốt thứ hai và vua bị suy yếu. Sau sáu lần đối đầu, Naiditsch vẫn chưa thể thắng Quang Liêm.

Kỳ thủ số một Việt Nam thắng ván thứ ba liên tiếp ở cờ tiêu chuẩn tại Biel Grandmaster, giúp anh kiếm thêm 4,2 Elo. Qua sáu ván, anh thắng bốn, thua hai, chưa hoà ván nào. Elo tức thời của Quang Liêm đạt 2.728, vươn lên thứ 21 thế giới. Hiệu suất thí đấu của anh cũng đang tương đương kỳ thủ có Elo 2.802.

Quang Liêm cũng tiếp tục giữ đỉnh bảng với 34 điểm, hơn người thứ hai Andrey Esipenko ba điểm. Kỳ thủ Việt Nam chỉ cần hòa ở ván cuối gặp chính Esipenko, để vô địch. Nếu thua, anh vẫn chắc suất đứng thứ hai.

TTKỳ thủLiên đoànĐiểm cờ tiêu chuẩnTổng điểm
1Quang LiêmViệt Nam1634
2EsipenkoFIDE1431
3GukeshÂn Độ1529,5
4AbdusattorovUzbekistan9,526,5
5SalehUAE722
6KamskyMỹ1019,5
7KeymerĐức619
8NaiditschAzerbaijan7,516,5

Ở vòng cuối diễn ra từ 15h thứ sáu 22/7, giờ Hà Nội. Quang Liêm sẽ cầm quân đen gặp Esipenko. Nhà vô địch Biel Grandmaster sẽ nhận hơn 10.000 USD.

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2022

20 THÁNG 7 - NGÀY QUỐC TẾ CỜ VUA

Cờ vua giúp chữa lành

Xuyên suốt chiều dài lịch sử, các trò chơi và các môn thể thao đã giúp nhân loại sống qua các thời kỳ khủng hoảng. Chúng giúp giải toả căng thẳng và cải thiện sức khoẻ tinh thần. Khi đại dịch Covid bùng phát, các hoạt động giải trí và thể thao bị hạn chế. Cờ vua đã chứng tỏ sự bền bỉ đáng kinh ngạc của mình, cũng như sự thích ứng lẫn khả năng đoàn kết mọi người trong đại dịch.
Kể từ khi đại dịch bùng phát, cờ vua tăng trưởng mạnh mẽ, với ngày càng nhiều người chơi hơn bao giờ hết thông qua các sự kiện được tổ chức trực tuyến.
Cờ vua cho Phát triển Bền vững
Liên hiệp Quốc công nhận rằng thể thao, nghệ thuật và hoạt động thể chất có sức mạnh thay đổi nhận thức, định kiến và hành vi, cũng như truyền cảm hứng, phá vỡ rào cản sắc tộc và chính trị, chống lại kỳ thị và giảm thiểu xung đột, và vì thế thúc đẩy giáo dục, phát triển bền vững, hoà bình, hợp tác, tình đoàn kết, sự chung tay và sức khoẻ cho mọi nhà.
Cờ vua là một trong những trò chơi cổ nhất, trí tuệ nhất và giàu bề dày lịch sử nhất. Là sự kết hợp của thể thao, tư duy khoa học và các yếu tố nghệ thuật. Cờ vua hoàn toàn không tốn kém và bao hàm nhiều yếu tố, có thể được chơi mọi nơi bởi mọi lứa tuổi, giới tính, không bị giới hạn bởi ngôn ngữ, năng lực thể chất và địa vị xã hội.
Cờ vua phổ biến toàn cầu, góp phần thúc đẩy công bằng, sự chung tay và tôn trọng. Và ở một độ nào đó cờ vua góp phần xây dựng bầu không khí vị tha và thấu hiểu giữa các dân tộc.
Cờ vua đem đến cơ hội đặc biệt trong chương trình nghị sự về Phát triển Bền vững và Mục tiêu Phát triển bền vững 2030, bao gồm tăng cường giáo dục, nhận thức về bình đẳng giới và trao trọng trách cho phái nữ và bồi dưỡng sự chung tay, lòng vị tha và thấu hiểu chung.
Bối cảnh
Cờ vua là trò chơi chiến lược 2 người chơi mà mục tiêu hướng đến là di chuyển các quân cờ khác nhau, mỗi quân với khả năng di chuyển riêng biệt, xung quanh một bàn cờ vuông, trắng đen đan xen để bắt quân "Vua" của đối phương. Ngày nay có đến 2000 biến thể có thể xác định được của trò chơi. Một giả thuyết cho rằng có một trò chơi tương tự cờ vua là Chaturanga xuất phát từ miền Bắc Ấn trong triều đại Gupta (319-543 Dương Lịch) và theo Con đường Tơ Lụa về phía Tây tới Ba Tư.
Cờ vua hiện đại được tin rằng xuất phát từ trò Chaturanga có nghĩa là "4 đạo quân" - liên tưởng tới các chủng quân từ các quân cờ - bộ binh, kỵ binh, tượng binh và chiến xa (các quân cờ mà sau này trở thành Tốt, Mã, Tượng và Xe), hay từ một thực tế là trò chơi có thể có 4 người chơi. Chatrang, và sau này là Shatranj, là cái tên được đặt cho trò chơi từ khi xuất hiện tại đế quốc Sassanid Ba Tư vào khoảng năm 600 Dương Lịch. Một thư bản của Ba Tư mô tả việc sứ giả từ Ấn Độ tới thăm viếng vua Khosrow Đệ Nhất và dâng lên ngài trò chơi này. Từ đó trò chơi lan truyền trên các cung đường của Con đường Tơ Lụa tới muôn nơi, bao gồm Bán đảo A Rập và Byzantine.
Năm 900 Dương Lịch, một cao thủ cờ vua vùng Abbasid là al-Suli và al-Lajlaj đã biên soạn những công trình về kỹ thuật chơi và chiến lược của cờ vua, và tới năm 1000 Dương Lịch Cờ vua đã trở nên phổ biến khắp Châu Âu, du nhập qua nước Nga qua Đại Thảo nguyên. Bản thư Alfonso, được biết tới với một cái tên khác là Libro de los Juegos (Sách các Trò chơi), một tuyển tập các văn bản thời Trung Cổ về 3 loại trò chơi phổ biến khác nhau từ thế kỉ 13 đã miêu tả Cờ vua rất sát với Shatranj của Ba Tư về luật chơi cũng như lối chơi.
Ngày 12 tháng 12 năm 2019, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố ngày 20 tháng 7 là ngày Quốc tế Cờ vua để ghi nhớ ngày thành lập của Liên đoàn Cờ vua Quốc tế (FIDE) tại Paris năm 1924.
Từ năm 1966, dưới sáng kiến của FIDE, 20 tháng 7 đã được coi là ngày Quốc Tế Cờ vua bởi kỳ thủ toàn thế giới.
Cái tên Ngày Quốc tế Cờ vua của Liên Hợp Quốc không chỉ thừa nhận vai trò quan trọng của FIDE trong việc hỗ trợ sự hợp tác quốc tế để tổ chức các sự kiện cờ vua hướng tới thúc đẩy tình bằng hữu toàn cầu giữa người với người, mà còn đưa tới một nền tảng quan trọng để vun đắp, đối thoại cho sự bền vững và mở mang của hoà bình.
Bạn có biết?
Khoảng 70% người trưởng thành (tại Mỹ, Anh, Đức, Nga và Ấn Độ) từng chơi cờ vua ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời, 605 triệu người trưởng thành chơi cờ thường xuyên.
Về toán học mà nói, số lượng ván cờ hợp lệ có thể được chơi nhiều hơn số lượng nguyên tử có trong vũ trụ mà chúng ta có thể quan sát được (Nguyên văn: Observable Universe - vũ trụ khả kiến).
Trong cờ vua, chiếu hết đối phương trong 2 nước là hoàn có thể.
Đại Kiện tướng cao tuổi nhất hiện còn sống là Yuri Averbakh

Đoàn thể thao Người khuyết tật Việt Nam xuất quân dự ASEAN Para Games 11

 Sáng ngày 20/7, Lễ xuất quân Đoàn thể thao Người khuyết tật Việt Nam tham dự Đại hội thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 11 (ASEAN Para Games 11) đã được diễn ra long trọng tại TP. Hồ Chí Minh.

Buổi lễ có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch - Hoàng Đạo Cương, cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, Tổng cục Thể dục thể thao, Hiệp hội Paralympic, Liên hiệp hội người khuyết tật, nhà tài trợ cùng đông đảo huấn luyện viên, vận động viên…

Đoàn thể thao Người khuyết tật Việt Nam xuất quân dự ASEAN Para Games 11 - Ảnh 1.

Trước Lễ xuất quân, Đoàn đã đến dâng hoa tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Theo đó, ASEAN Para Games 11 được diễn ra từ ngày 26/7 tới ngày 7/8 tại Surakarta (Indonesia) với 14 môn thể thao và 907 nội dung dành cho vận động viên thể thao Người khuyết tật.

Ông Nguyễn Hồng Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao, Trưởng đoàn Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam dự ASEAN Para Games 11 khẳng định, ASEAN Para Games là sự kiện thể thao Quốc tế lớn nhất khu vực, quy tụ nhiều vận động viên Người khuyết tật hàng đầu. Đây chính là cơ hội để các vận động viên Người khuyết tật Việt Nam thể hiện nghị lực phi thường, vượt lên chính mình, khẳng định khát vọng chiến thắng và cống hiến cho thể thao nước nhà.

Đoàn thể thao Người khuyết tật Việt Nam xuất quân dự ASEAN Para Games 11 - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Hồng Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao, Trưởng đoàn Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam dự ASEAN Para Games 11 phát biểu tại buổi lễ.

Tại đại hội thể thao lần này, Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tham dự với 153 thành viên, trong đó có 15 cán bộ đoàn, 18 huấn luyện viên và 120 vận động viên. Các vận động viên tham gia tranh tài ở 8 môn thể thao gồm: Điền kinh, Bơi, Cử tạ, Cờ vua, Bóng bàn, Cầu lông, Judo và Bắn cung. Cụ thể: Môn Điền kinh: 32 VĐV, 1 VĐV dẫn đường và 5 HLV; Bơi: 29 VĐV và 3 HLV; Cử tạ: 11 VĐV và 2 HLV; Cầu lông: 11 VĐV và 2 HLV; Bóng bàn: 14 VĐV và 2 HLV; Cờ vua: 17 VĐV và 2 HLV; Judo: 4 VĐV; Bắn cung: 1 VĐV và 1 HLV.

Ông Nguyễn Hồng Minh cũng cho rằng, ASEAN Para Games 11 là kỳ đại hội mà đoàn Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn nhất. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên 3 năm qua, các vận động viên không được thi đấu quốc tế, chỉ một số rất ít các vận động viên đặc biệt xuất sắc mới được tham gia các giải thế giới và Paralympic Tokyo 2020. 

Bên cạnh đó, nhiều giải thể thao người khuyết tật trong nước cũng bị hoãn, hủy nên công tác tuyển chọn các vận động viên xuất sắc nhất tham dự Đại hội cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên với sự quan tâm, hỗ trợ từ các địa phương, đơn vị liên quan, công tác chuẩn bị cho đoàn dự đại hội cơ bản đã hoàn tất, sẵn sàng mang về thành tích cao cho thể thao nước nhà.

Phát biểu giao nhiệm vụ và trao cờ cho Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh, thời gian qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các bộ, ban, ngành và các địa phương nên phong trào thể thao của người khuyết tật đã có bước phát triển mạnh mẽ, từng bước động viên, cỗ vũ, tập hợp những người có số phận kém may mắn tham gia tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe hòa nhập với cộng đồng và đóng góp tài năng sức lực, trí tuệ để nâng cao thành tích thể thao người khuyết tật trên đấu trường quốc tế. Qua các kỳ ASEAN Para Games đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam đã có những tiến bộ không ngừng, đem nhiều vinh quang về cho Tổ quốc.

Đoàn thể thao Người khuyết tật Việt Nam xuất quân dự ASEAN Para Games 11 - Ảnh 3.

Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam nhận cờ từ lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Tại kỳ đại hội lần này, Thứ trưởng mong muốn các vận động viên nỗ lực thi đấu hết mình, phấn đấu giành thành tích cao nhất, mang vinh quang về cho Tổ quốc. Bên cạnh đó, Đoàn cũng luôn đoàn kết với tinh thần tổ chức kỷ luật cao, tuân thủ những quy định và pháp luật của quốc gia đăng cai, đồng thời góp phần tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị hợp tác, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

"Tôi tin tưởng rằng với sự chuẩn bị nghiêm túc về tinh thần cùng quyết tâm, nỗ lực không ngừng của các thành viên, Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam nhất định sẽ giành được thắng lợi vẻ vang tại đại hội thể thao lần này" - Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh.

Tại Lễ xuất quân, vận động viên Lê Văn Công (môn Cử tạ) và Nguyễn Thị Ngọc Thúy (môn Điền kinh) thay mặt các vận động viên thể hiện quyết tâm, đoàn kết, phấn đấu hết sức mình để đạt thành tích cao nhất tại AEAN Para Games 11.

Nhật Nam

Khởi tranh Giải cờ vua Đại hội Thể dục Thể thao TP.HCM 2022

Diễn ra từ ngày 19 đến 26.7, tại Trung tâm TDTT Quận 1, số 116 Nguyễn Du (Quận 1, TP.HCM), Giải cờ vua Đại hội Thể dục thể thao TP.HCM lần IX – 2022 là cơ hội để cờ vua Thành phố tuyển chọn lực lượng tham dự Đại hội Thể thao toàn quốc diễn ra vào tháng 11 tới tại tỉnh Quảng Ninh.

Giải cờ vua Đại hội Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh lần IX – 2022 có sự tham dự của gần 100 kỳ thủ đến từ 12 đơn vị: Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh, Phú Nhuận và Gò Vấp.

Giải là dịp để cờ vua TP.HCM chuẩn bị lực lượng tham dự Đại hội thể thao toàn Quốc 2022. Ảnh: Hoàng Thiên

Tại giải, một số kỳ thủ được chú ý như: Phạm Chương, Nguyễn Thị Thanh An, Hoàng Thị Bảo Trâm, Bạc Ngọc Thuỳ Dương (Quận 1), Nguyễn Quốc Hy, Nguyễn Hồng Anh (Tân Bình), Lê Minh Hoàng (Quận 12),... Trong đó, Hoàng Thị Bảo Trâm cùng Bạch Ngọc Thuỳ Dương là 2 tuyển thủ vừa thi đấu tại SEA Games 31 và sắp tới sẽ cùng đội tuyển cờ vua nữ Việt Nam thi đấu tại giải cờ vua đồng đội thế giới Olympiad vào cuối tháng này.

Tại giải, các kỳ thủ thi đấu ở 12 nội dung các thể loại cờ tiêu chuẩn, cờ nhanh và cờ chớp theo hệ Thuỵ Sĩ. Trong đó, cờ tiêu chuẩn (90 phút + 30 giây cho mỗi nước đi), mỗi đơn vị được cử 4 VĐV nam và 4 VĐV nữ; cờ nhanh (15 phút + 10 giây cho mỗi nước đi), mỗi đơn vị được cử 4 VĐV nam và 4 VĐV nữ; cờ chớp (3 phút + 2 giây cho mỗi nước đi), mỗi đơn vị được cử 4 VĐV nam và 4 VĐV nữ.

Cách tính điểm, xếp hạng cá nhân cho những VĐV có tham dự thi đấu 70% tổng số ván trở lên, lần lượt xếp theo: Điểm, hệ số Buchholz, số ván thắng, số ván đi sau, số ván đi sau thắng, ván đối kháng, màu quân ván đối kháng – bốc thăm cho các hạng 1, 2, 3. Đồng đội: Theo tổng thứ hạng 3 VĐV có thành tích cao nhất trong đội, nếu bằng nhau thì lần lượt xét đến: Tổng điểm 3 VĐV cao nhất, đội có VĐV xếp hạng cá nhân cao hơn.

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2022

Kỳ thủ Ấn Độ thành Siêu đại kiện tướng ở tuổi 16

Cầm quân đen nhưng hạ hạt giống số một Lê Quang Liêm, Gukesh Dommaraju vượt qua mốc Elo 2.700 ở tuổi 16, tại Biel Grandmaster.

Quang Liêm cầm quân trắng, nhưng bị yếu thế từ khai cuộc. Anh làm yếu cấu trúc tốt cánh vua, không nhập thành và cố gắng gây phức tạp ván cờ. Hai bên đấu đôi công, khi kỳ thủ số một Việt Nam đẩy cao tốt cột f, còn Gukesh tập trung tấn công vua trắng. Cuối cùng, Gukesh điều quân nhanh hơn để doạ chiếu hết, khi tốt trắng chưa thể phong cấp. Quang Liêm xin thua ở nước 49, vì anh hiểu sẽ bị chiếu hết trong ba nước kế tiếp.

Gukesh (phải) hạ Quang Liêm ở ván ba cờ tiêu chuẩn Biel Grandmaster hôm 16/7, tại Thuỵ Sĩ. Ảnh: BCF

Gukesh (phải) hạ Quang Liêm ở ván ba cờ tiêu chuẩn Biel Grandmaster hôm 16/7, tại Thuỵ Sĩ. Ảnh: BCF

Chiến thắng này giúp Gukesh kiếm thêm 5,5 Elo, nâng số Elo anh đạt được trong tháng 7/2022 lên 19,9. Elo hiện tại của kỳ thủ Ấn Độ đạt 2.704, giúp anh trở thành Siêu đại kiện tướng ở tuổi 16, một tháng và 17 ngày.

Gukesh thành kỳ thủ trẻ thứ ba lịch sử vượt mốc 2.700 Elo, sau Wei Yi (Vi Dịch) ở tuổi 15, bảy tháng, 27 ngày, và Alireza Firouzja ở tuổi 16, một tháng và 10 ngày. Gukesh làm Siêu đại kiện tướng sớm hơn cả Vua cờ Magnus Carlsen - người vượt mốc 2.700 ở tuổi 16 và hơn bảy tháng. Thành tích này càng ấn tượng khi anh mất một thời gian dài không thi đấu vì Covid-19.

Gukesh cũng đang giữ thành tích kỳ thủ trẻ thứ ba lịch sử thành Đại kiện tướng, ở tuổi 12, bảy tháng và 17 ngày. Người đang giữ kỷ lục này là Abhimanyu Mishra ở tuổi 12, bốn tháng và 25 ngày.

Còn Quang Liêm mất 5,5 Elo, khiến Elo tức thời của anh giảm xuống còn 2.715. Đây đã là thất bại thứ hai liên tiếp của kỳ thủ 31 tuổi khi cầm quân trắng, ở cờ tiêu chuẩn. Anh còn bốn ván nữa để tìm cách gỡ lại số Elo đã mất.

Quang Liêm cũng mất đỉnh bảng Biel Grandmaster vào tay chính Gukesh. Kỳ thủ 16 tuổi đang có 16,5 điểm, còn Quang Liêm đứng thứ hai với 15 điểm. Andrey Esipenko và Arkadij Naiditsch lần lượt đứng kế với 14,5 và 13 điểm.

Trong ngày thi Chủ nhật 17/7, các kỳ thủ sẽ chỉ đấu cờ chớp, thể thức vòng tròn hai lượt 14 ván. Người thắng một ván cờ chớp được 1 điểm, hoà 0,5 điểm và thua không được điểm.

Siêu đại kiện tướng (super grandmaster) là danh hiệu không chính thức, nhưng được làng cờ thừa nhận rộng rãi cho những kỳ thủ đạt Elo 2.700 trở lên. Gukesh là kỳ thủ Ấn Độ thứ sáu đạt đến mốc này, còn Việt Nam mới có Quang Liêm là Siêu đại kiện tướng.

    Giải cờ vua trẻ 2022: TP.HCM giành ngôi số 1

    Giải cờ vua trẻ xuất sắc quốc gia 2022 đã khép lại vào ngày 17/7, với ngôi nhất toàn đoàn thuộc về TP.HCM.

    Sau hơn 1 tuần tranh tài, Giải cờ vua trẻ xuất sắc quốc gia 2022 đã khép lại vào ngày 17/7 tại Trung tâm Huấn luyện TDTT Đà Lạt (Lâm Đồng). Một lần nữa, TP.HCM thể hiện sức mạnh khi nhất toàn đoàn, xếp thứ 2 là đoàn Hà Nội. 

    Ở nội dung cờ tiêu chuẩn (nội dung quan trọng nhất và kết thúc sau cùng), các VĐV đến từ thành phố mang tên Bác giành được 11 HCV, 5 HCB và 9 HCĐ trong tổng số 20 nội dung thi đấu. Hà Nội xếp thứ 2 với 6 HCV, 6 HCB và 7 HCĐ. Ba tấm HCV còn lại ở nội dung này chia đều cho Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế và Đồng Tháp.

    Giải cờ vua trẻ 2022: TP.HCM giành ngôi số 1  - 1

    Đoàn TP.HCM giành chiến thắng thuyết phục với 27 HCV. 

    Trước đó, TP.HCM cũng đứng đầu nội dung cờ nhanh với 9 HCV, 3 HCB và 5 HCĐ; kế tiếp là Hà Nội (5-5-12) và Ninh Bình (2-1-2). Ngôi đầu nội dung cờ chớp cũng thuộc về TPHCM với 7 HCV, 5 HCB và 7 HCĐ; Hà Nội cũng xếp thứ 2 (4-6-14) và Đà Nẵng xếp thứ 3 (2-0-3). 

    Chung cuộc, đoàn cờ vua TP.HCM giành được 27 HCV, 13 HCB và 21 HCĐ, dẫn đầu một cách thuyết phục. Hà Nội xếp thứ 2 với 15 HCV, 17 HCB và 33 HCĐ. Trong khi ấy, vị trí thứ 3 thuộc về Đà Nẵng với 3 HCV, 3 HCB và 3 HCĐ. Có 26 trong tổng số 43 đơn vị giành được huy chương (trong đó 13 đoàn có HCV). 

    Tham dự giải năm nay có tổng cộng 486 kỳ thủ thuộc 43 đơn vị tỉnh, thành, ngành và các CLB là hội viên tập thể của Liên đoàn Cờ Việt Nam. Các VĐV xuất sắc tại giải sẽ được tuyển chọn tham gia đội tuyển cờ vua trẻ Việt Nam tham dự các giải quốc tế trong thời gian tới.


    Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2022

    Quang Liêm hạ thần đồng cờ vua Uzbekistan

     Lê Quang Liêm cầm quân đen, đánh bại Nodirbek Abdusattorov ở ván hai nội dung cờ tiêu chuẩn để trở lại đỉnh bảng Biel Grandmaster hôm 15/7.

    Quang Liêm (phải) trong ván đấu nhà vô địch cờ nhanh thế giới, ở Biel Grandmaster hôm 15/7 tại Thuỵ Sĩ. Ảnh: BCF

    Quang Liêm (phải) trong ván đấu nhà vô địch cờ nhanh thế giới, ở Biel Grandmaster hôm 15/7 tại Thuỵ Sĩ. Ảnh: BCF

    Nếu như ở ván đầu, Quang Liêm cầm quân trắng thua Gata Kamsky. Ván hai anh cầm quân đen nhưng lại thắng Abdusattorov. Trong thế cờ đòi hỏi tính toán phức tạp, kỳ thủ số một Việt Nam tính chuẩn hơn để thắng sau 46 nước đi. Chiến thắng trước Abdusattorov giúp Quang Liêm kiếm 4,5 Elo, leo lên thứ 24 thế giới.

    Đây là ván phân thắng bại duy nhất ở vòng hai, giúp Quang Liêm trở lại đỉnh bảng với 15 điểm. Andrey Esipenko và Gukesh Dommaraju lần lượt đứng sau với 13 và 12,5 điểm. Còn với Abdusattorov, đây là ván thua thứ hai liên tiếp của anh ở cờ tiêu chuẩn.

    Abdusattorov được coi là thần đồng cờ vua, khi anh thành Đại kiện tướng ở tuổi 13, 1 tháng và 11 ngày, đứng trên thành tích của Vua cờ Magnus Carlsen. Kỳ thủ 18 tuổi đang là đương kim vô địch cờ nhanh thế giới, và là người trẻ nhất làm được điều này.

    Bảng điểm sau ngày thi 15/7

    TTKỳ thủLiên đoànĐiểm cờ tiêu chuẩnĐiểm tổng
    1Quang LiêmViệt Nam415
    2EsipenkoFIDE313
    3GukeshẤn Độ5,512,5
    4NaiditschAzerbaijan5,511,5
    5AbdusattorovUzbekistan09
    6SalehUAE1,58,5
    7KeymerĐức38
    8KamskyMỹ5,56,5

    Ở vòng ba Biel Grandmaster, Quang Liêm sẽ cầm quân trắng gặp Gukesh. Nếu thắng Quang Liêm, Gukesh sẽ thành Siêu đại kiện tướng ở tuổi 16. Hai kỳ thủ này đều là khách quen của giải cờ vua quốc tế HDBank, diễn ra thường niên ở Việt Nam. Ở lần gần nhất dự giải năm 2019 ở TP HCM, Gukesh đứng thứ tư.

    Vòng ba bắt đầu lúc 13h thứ bảy 16/7 (18h, giờ Hà Nội). Ba cặp đấu còn lại gồm Vincent Keymer - Abdusattorov, Salem Saleh - Kamsky và Arkadij Naiditsch - Andrey Esipenko.

    Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2022

    Quang Liêm thua ván đầu ở Biel Grandmaster

     Cầm quân trắng, Lê Quang Liêm thua nhà vô địch World Cup cờ vua 2007 Gata Kamsky, ở ván một cờ tiêu chuẩn Biel Grandmaster hôm 14/7.

    Vòng đầu nội dung cờ tiêu chuẩn chứng kiến tới ba trên bốn cặp phân thắng bại, trong đó kỳ thủ cầm quân đen đều ghi điểm. Gukesh Dommaraju, Kamsky và Arkadij Naiditsch phải đi sau nhưng đều lần lượt thắng Nodirbek Abdusattorov, Quang Liêm và Salem Saleh.

    Quang Liêm (trái) thua cựu số bốn thế giới Gata Kamsky ở ván một cờ tiêu chuẩn Biel Grandmaster hôm 14/7 tại Thụy Sĩ. Ảnh: BCF

    Quang Liêm (trái) thua cựu số bốn thế giới Gata Kamsky ở ván một cờ tiêu chuẩn Biel Grandmaster hôm 14/7 tại Thụy Sĩ. Ảnh: BCF

    Quang Liêm chọn khai cuộc Gambit hậu còn Kamsky tiếp nhận đòn thí. Đen đã chiếm ưu thế từ trung cuộc, và lợi một tốt khi vào tàn cuộc, trong đó Trắng có tốt chồng ở cột g. Kỳ thủ Mỹ gốc Nga bắt được thêm một tốt ở tàn cuộc, rồi thắng sau 63 nước cờ.

    Thất bại này khiến Quang Liêm mất 5,9 Elo, rơi bốn bậc xuống thứ 27 thế giới. Đây cũng là ván thua đầu tiên của anh ở cờ tiêu chuẩn.kể từ ngày 26/1/2020, trước Đại kiện tướng Vahap Sanal (Thổ Nhĩ Kì) tại ván sáu Gibraltar Masters.

    Còn Kamsky lấy lại hình ảnh sau khi hòa một và thua sáu ván ở nội dung cờ nhanh. Kỳ thủ 48 tuổi có Elo cờ tiêu chuẩn thấp nhất giải, nhưng ông vẫn cho thấy đẳng cấp của người từng đứng thứ tư thế giới.

    Tận dụng thất bại của Quang Liêm, kỳ thủ 20 tuổi Andrey Esipenko vươn lên dẫn đầu khi hòa Vincent Keymer. Gukesh cũng vươn lên thứ hai sau ván thắng Abdusattorov. Kỳ thủ Ấn Độ 16 tuổi đang có Elo 2.699, chỉ cách mốc Siêu đại kiện tướng một Elo nữa. Nếu vượt mốc này tại giải, Gukesh sẽ thành Siêu đại kiện tướng trẻ thứ ba lịch sử, sau Vi Dịch (Wei Yi) và Alireza Firouzja.

    Biel Grandmaster quy tụ tám kỳ thủ đã, đang và sắp làm Siêu đại kiện tướng, với Elo cờ tiêu chuẩn trung bình 2.683. Quang Liêm là Siêu đại kiện tướng duy nhất tại giải (Elo từ 2.700 trở lên), và mục tiêu của anh là vào Top 20 thế giới.

     
    Liên Hệ [x]
    hotline090 264 1618