Chào mừng các bạn đến với Hội Cờ Vua - Sân chơi trí tuệ dành cho mọi người - Cờ Vua giúp khai mở trí tuệ, kích hoạt não giúp trẻ thông minh hơn, ngoan hơn, học giỏi hơn. Liên hệ đăng ký học thử tại Trung Tâm Đào Tạo Cờ Vua Quốc Tế Hotline: 090.264.1618

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2022

Vợ chồng Trường Sơn - Thảo Nguyên lập hat-trick HCV

 Nguyễn Ngọc Trường Sơn và Phạm Lê Thảo Nguyên mang về cho đoàn Cần Thơ tấm HCV thứ 3 sau khi đánh bại đôi Đà Nẵng ở chung kết cờ nhanh đôi nam nữ Đại hội Thể thao Toàn quốc.

Trong ngày thi đấu cuối môn cờ vua Đại hội Thể thao Toàn quốc (19/12), ở vòng loại, vợ chồng Trường Sơn trải qua 9 ván đấu căng thẳng với 6 chiến thắng, 3 trận hòa, qua đó được xếp làm hạt giống số một ở bán kết. Đôi Quảng Ninh, Thái Nguyên và TP.HCM cầm hòa được Trường Sơn và Thảo Nguyên.

Bước vào bán kết, Thảo Nguyên vượt qua Phạm Thị Thu Hiền (Quảng Ninh), giúp chồng chỉ cần hòa Nguyễn Anh Dũng là đi tiếp. Chung cuộc, đôi Cần Thơ đánh bại đối thủ với tỷ số 1,5-0,5.

Trận chung kết diễn ra với thế trận một chiều khi kỳ thủ nữ số một Việt Nam dễ dàng đánh bại Nguyễn Thị Phương Thảo (Đà Nẵng). Trong khi đó, Trường Sơn cũng giành chiến thắng quan trọng trước Hoàng Cảnh Huấn. Đôi Cần Thơ hoàn tất bộ sưu tập 3 HCV cờ tiêu chuẩn, cờ nhanh và cờ chớp đôi nam nữ, giúp địa phương của mình cán đích trong top 3 chung cuộc.

Vợ chồng Trường Sơn ẵm trọn 3 HCV ở 3 nội dung tham dự.
vo chong Truong Son anh 1

Vợ chồng Trường Sơn ẵm trọn 3 HCV ở 3 nội dung tham dự.

Ở nội dung cá nhân nam cờ nhanh, nhà vô địch SEA Games 31 Lê Tuấn Minh giành HCV sớm một vòng khi không có đối thủ ở 8 ván liên tiếp. Kỳ thủ đoàn Hà Nội hơn Trần Quốc Dũng xếp thứ hai tới 1 điểm cùng lợi thế thắng đối đầu. Đây là tấm HCV đầu tiên của Lê Tuấn Minh tại đại hội năm nay.

Ở nội dung nữ, Lương Phương Hạnh (Bình Dương) gây bất ngờ lớn khi chỉ để thua duy nhất một ván trên hành trình chạm tay vào chức vô địch, trong đó có những ván thắng trước các kỳ thủ trẻ đang lên như Bạch Ngọc Thùy Dương (HCV cờ chớp) hay Nguyễn Hồng Nhung.

Trần Tuấn Minh và Nguyễn Văn Huy mang về cho Hà Nội tấm HCV thứ 5 sau khi thắng thế ở chung kết đôi nam. Nguyễn Thị Thanh An và Nguyễn Thanh Thủy Tiên (TP.HCM) đánh bại đôi Ninh Bình với tỷ số 2-0 để vô địch nội dung đôi nữ.

Khép lại môn cờ vua tại đại hội, đoàn Hà Nội dẫn đầu với 5 HCV, xếp sau là TP.HCM với 4 HCV và Cần Thơ với 3 HCV. Trường Sơn và Thảo Nguyên là những kỳ thủ hưởng niềm vui trọn vẹn nhất khi giành HCV ở tất cả các nội dung tham dự.

Với sự đồng hành từ HDBank, cờ vua Việt Nam tự tin góp mặt ở các giải đấu cấp độ thế giới. Trong đó, đội tuyển cờ vua Việt Nam hiện đạt thành tích cao nhất lịch sử thi đấu bộ môn này trên đấu trường quốc tế như hạng 10 chung cuộc và giành HCV cá nhân bàn hai tại Olympiad 2018.

Theo https://zingnews.vn/

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2022

Kỳ thủ Nguyễn Ngân Hà nhận học bổng 6,7 tỷ đồng từ Đại Học Tufts University

 Nguyễn Ngân Hà trúng tuyển Tufts University - Đại học danh tiếng sánh ngang các trường Ivy League cùng học bổng 6.7 tỷ đồng!

🎓 Đại học Tufts nằm ở thành phố Medford, Massachusetts nổi tiếng với sự vượt trội trong nghiên cứu và chất lượng đào tạo hàng đầu nước Mỹ. Trúng tuyển vào trường là mơ ước và cũng là thử thách khá “khó nhằn” của học sinh quốc tế khi tỷ lệ chấp nhận của Tufts cực kỳ cạnh tranh - chỉ 11% (năm 2021), tương đương với các trường khối Ivy League.
💯 Luôn siêng năng và có khả năng tự học cao, Nguyễn Ngân Hà - cô học trò đến từ trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP. HCM) đã đạt được những điểm chuẩn hóa ấn tượng: GPA 9.7, SAT 1500, IELTS 7.5. Nhằm trau dồi thêm các kiến thức chuyên môn, Hà tham gia nghiên cứu nhiều dự án chế tạo các sản phẩm kỹ thuật mang tính thực tiễn cao. Đặc biệt, với niềm đam mê và tài năng chơi cờ của mình, cô gái nhỏ đã giành được 4 huy chương vàng và bạc trong các cuộc thi cờ vua cấp quốc gia và quốc tế. Ngân Hà cũng dùng chính hành trình đi thi cờ vua quốc tế làm chất liệu để viết ra những bài luận nộp vào các trường Mỹ trong kỳ ED/EA. Các bài luận của Hà được cô Jessie - giáo viên dạy luận người Mỹ của American Study đánh giá đã đạt mức Exceptional (Xuất sắc) chỉ sau 1-2 lần sửa.
🏆 Tất cả những yếu tố đó đã giúp hồ sơ của Ngân Hà trở nên nổi bật giữa hàng trăm ngàn bộ hồ sơ được gửi về Đại học Tufts từ khắp thế giới, giúp em chinh phục thành công ngôi trường danh giá này cùng suất học bổng vô cùng hào phóng từ trường trị giá 281.200 USD cho 4 năm học!
🎊 American Study tin rằng môi trường năng động cùng sự chú trọng đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu tại Đại học Tufts sẽ tạo ra cho Ngân Hà nhiều cơ hội để theo đuổi và tìm hiểu sâu hơn ngành Kỹ thuật mà em yêu thích cũng như có thể khám phá thêm nhiều ngành học chất lượng khác của trường.

Theo American Study

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2022

TÌM HIỂU VỀ VUA CỜ MAGNUS CARLSEN

 Thế giới đã vô cùng ngạc nhiên khi tại một đất nước “không cờ vua” như Na Uy lại sản sinh ra một kỳ thủ vĩ đại như thế !

Hiện tượng này đã được những nhà chuyên môn nhìn thấy từ những năm 80 của thế kỷ trước. Khi đó, đất nước xinh đẹp trên bán đảo Scandinavi đã ghi tên mình trên bản đồ cờ thế giới với danh hiệu đại kiện tướng đầu tiên – Simon Agdestein.Ông chính là người thầy đầu tiên của kỳ thủ vĩ đại Magnus Carlsen.
Magnus sinh năm 1990, bắt đầu học cờ lúc 5 tuổi. Từ nhỏ Magnus đã biểu lộ tình yêu tha thiết với môn cờ. Chính Magnus tiết lộ rằng tại sao anh lại tha thiết muốn học cờ như vậy. Thì ra, anh muốn chơi cờ giỏi để thắng chị gái và cha mình. Cha Magnus chơi cờ khá tốt, cỡ VĐV cấp 1.
Ban đầu, Magnus không có biểu hiện tiến bộ rõ rệt. Cha anh luôn làm anh buồn vì ông thắng liên tục. Những năm từ 5 đến 7 tuổi Magnus có lẽ vì thế vẫn thích các môn thể thao khác hơn, như trượt tuyết, bóng đá, tennis.
Năm lên 8 tuổi, Magnus bắt đầu quan tâm đến cờ hơn. Cậu say sưa đọc sách cờ, nhiều hôm bỏ ra hàng tiếng đồng hồ chơi cờ online. Thành tích đầu tiên cậu đạt được là dễ dàng đánh bại chị gái và cha mình. Tuy nhiên, điều đó chưa làm cậu toại nguyện. HLV chuyên nghiệp đầu tiên của anh là đại kiện tướng Simon Agdestein và kiện tướng Torborn Hansen, những chuyên gia hàng đầu của Na Uy đã kéo trình độ cờ của Magnus ngang với của chính họ.
Simon đã ảnh hưởng rõ rệt đến Magnus biểu hiện qua việc ngay từ nhỏ, anh đã chú trọng đến giá trị của hiểu biết cờ tàn thế nào. Ông đưa cho Magnus học những sách về cờ tàn của 2 nhà nghiên cứu cờ tàn sâu sắc nhất thế giới là Mark Dvoretsky và Mikhail Shereshevsky (cả 2 đều của Nga).
Năm 12 tuổi, cậu bé Na Uy này trở thành kiện tướng quốc tế, năm 13 tuổi – đại kiện tướng quốc tế ! Điều đó xảy ra tại giải vô địch thế giới mở rộng ở Dubai năm 2004, cậu đã về nhì !
Cùng năm ấy, tại giải đấu quốc tế khác ở Reikyavich, cậu đã làm sửng sốt thế giới cờ khi hòa Kasparov dù cậu chiếm ưu thế. Lúc đó, nhìn cậu đúng là một chú bé, nên mọi người đã âu yếm gọi cậu là “chú bé” ở giải đấu này. Các chuyên gia cờ đều có chung nhận xét, sớm thôi, cậu sẽ là nhà vô địch thế giới tiếp theo.
NHƯNG cuộc đời vốn chẳng như mơ, con đường tiến tới đỉnh cao của cờ vua không dễ như mọi người tưởng tượng. Chỉ nhờ vào lao động bền bỉ, năm này qua năm khác Magnus mới hoàn thiện được kỹ năng của mình và lọt vào danh sách các đại kiện tướng hàng đầu.

CHÌA KHÓA ĐẾN THÀNH CÔNG
Bước ngoặt trong sự nghiệp cờ lẫy lừng của Magnus chính là việc chọn được HLV tốt nhất – Garry Kasparov vào năm 2009 để luyện tập.
Việc học hành và luyện tập cùng nhau được giữ kín. Kasparov đã rất ngạc nhiên khi Carlsen đã không hề cảm thấy áp lực nào khi đưa ra những đáp án, những tính toán xác đáng để phản ứng tức thì trên bàn cờ.
Nhà vô địch đã ví phong thái chơi của Magnus tương đồng với Kapablanca và Karpov, khi Magnus đã kết hợp giữa sáng tạo với sự di chuyển hài hòa các quân cờ. Sau này mọi người đều đồng ý với nhận định này của Kasparov nên đã coi Carlsen như nhà soạn nhạc vĩ đại Mozart.
Sau khi được luyện tập với Kasparov, trình độ cờ của Magnus tăng lên rõ rệt. Năm 2010 anh không bỏ sót bất kỳ giải đấu lớn nào trên thế giới. Đa phần anh giành chiến thắng, hãn hữu lắm mới phải xếp chung với các VĐV hàng đầu của giải đấu.
Năm 2011, anh phản đối, không tham gia giải đấu giành danh hiệu vô địch thế giới vì bất đồng quan điểm với FIDE. Anh cho rằng, từ nay, các giải giành danh hiệu vua cờ thế giới cần được tổ chức thường xuyên hơn và phản đối mọi đặc quyền cho đương kim vô địch thế giới. Những yêu sách của Carlsen sau này được FIDE đáp ứng từng phần.
Năm 2013, Magnus chiến thắng ở giải tìm người thách đấu đương kim vô địch V. Anand. Trước trận đấu lịch sử giành vương miện từ Anand, ai cũng biết rằng anh sẽ chiến thắng, vì khi ấy Elo của anh đã cao hơn vua cờ đến cả 100 điểm.
Carlsen đã đạt kỷ lục Elo cao nhất thế giới ở mức 2882 điểm.
Năm 2013, tại giải đấu với vua cờ Anand được tổ chức ở Ấn độ, anh đã chiến thắng với tỷ số 6,5:3,5 và trở thành vua cờ thứ 16.
Năm 2014, tại Sochi, Nga, Magnus lại chiến thắng chính đối thủ này với tỷ số 6,5:4,5 và bảo vệ thành công chức vô địch.
Năm 2016, Magnus gặp thử thách lớn hơn khi đối đầu với đại kiện tướng Nga – Sergey Kariakin, người giành chiến thắng ở vòng loại. Trận đấu diễn ra rất cam go, có lúc Carlsen bị dẫn điểm, nhưng cuối cùng đã gờ hòa. Trận đấu phải đi đến loạt Tie-break để phân thắng bại. Cuối cùng Magnus đã giành chiến thắng ở loạt Tie-break và được quyền giữ lại vương miện.
Rating của anh được ghi nhận vào ngày 1 tháng 11 năm 2017 là:
- Cờ tiêu chuẩn: 2837
- Cờ nhanh: 2909
- Cờ chớp: 2948

HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
Magnus không chỉ nổi tiếng sau bàn cờ. Anh rất hay xuất hiện trên TV, trên trang nhất của các báo hay tạp chí. Năm 2013, tạp chí nổi tiếng “Time” bình chọn anh là 1 trong 100 gương mặt có ảnh hưởng nhất thế giới.
Để quảng bá cho cờ vua, Magnus đã chơi với Bill Gates, anh là cổ động viên của CLB bóng đá Real Madrid.

BÍ QUYẾT CỦA THÀNH CÔNG
Nguyên nhân cho thành công của Magnus có thể thấy rõ là:
1. Vai trò rất lớn của cha anh. Đến nay, ông vẫn theo anh đến các giải đấu ở mọi nơi trên thế giới. Đó là chỗ dựa tinh thần không hề nhỏ, ngoài ra mọi vấn đề từ ăn ở, đi lại, tổ chức được ông chăm lo cho anh.
2. Carlsen dành nhiều thời gian cho hoạt động thể thao. Điều đó củng cố sức mạnh thể chất, giúp anh chịu đựng những căng thẳng và áp lực khủng khiếp khi thi đấu.
3. Carlsen rất tham vọng. Anh nói : «Cờ mang lại cho tôi niềm vui lớn. Khi quan sát đối thủ bị tôi cài bẫy và vượt qua. Nếu tôi thua, không quan trọng, bất kể ai và ở đâu, tôi ngay lập tức muốn đối thủ phải chứng kiến thất bại một cách thuyết phục hơn, đau đớn hơn ở các ván đấu sau, các giải sau. Cờ vua không phải là trò chơi, đó là chiến tranh ».
4. Anh là một trong số ít những người chơi cờ vua hiện đại có thể chơi những thế cờ "nhàm chán" với một niềm vui. « Ở đây, họ nói về tôi như một người chơi không quan tâm đến cái đẹp, nhưng không phải thế, anh nói. Đơn giản trong trò chơi, mỗi người đều thấy vẻ đẹp trong những thứ khác nhau. Tôi thích vẻ đẹp của cờ tàn ».
5. Và bí quyết chính của anh - tiếp tục tận hưởng trò chơi cờ vua, mặc dù anh đã đạt đến đỉnh cao tối đa của nó!

ĐỜI TƯ
Magnus vẫn chưa yêu ai. Đó là tiết lộ của anh khi trả lời báo chí. Có lẽ anh vẫn coi mình là « cậu bé » chăng ?
Nguồn: st

Khởi tranh môn Cờ vua: Đại hội Thể thao toàn quốc 2022

Ngày 11/12, các nội dung thi đấu môn Cờ vua trong khuôn khổ Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2022 đã khởi tranh tại Cung quy hoạch hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh, với sự tham gia của 227 vận động viên từ 19 đoàn các tỉnh, thành phố, ngành.


Ở môn này, các kỳ thủ nam, nữ sẽ thi đấu các nội dung Cờ nhanh, Cờ chớp và Cờ tiêu chuẩn (là nội dung được đánh giá cao nhất ở môn Cờ vua). Một nội dung mới lần đầu tiên được đưa vào thi đấu tại Đại hội là Cờ ASEAN. Việc đưa thêm nội dung này vào thi đấu với mục đích để các kỳ thủ rèn luyện tốt hơn, tìm ra những vận động viên tài năng tới đây sẽ tham gia thi đấu Cờ ASEAN ở các kỳ SEA Games.

Tham gia thi đấu ở nội dung cá nhân, các vận động viên sẽ trải qua 9 vòng tính tổng điểm để xếp hạng. Với nội dung đồng đội nam, nữ, đôi nam nữ, các kỳ thủ sẽ đánh 7 ván theo hệ Thụy Sỹ, tính điểm, xếp hạng vòng bảng, lấy 4 đội mạnh nhất vào bán kết, chung kết. Với Cờ ASEAN sẽ thi đấu theo thể thức 9 ván, theo luật cờ Đông Nam Á.

Chú thích ảnh

Trong tổng số 227 vận động viên môn Cờ vua sẽ tham gia đấu ở nhiều nội dung. Theo đó, có 215 vận động viên thi đấu ở nội dung Cờ tiêu chuẩn; 227 vận động viên thi Cờ nhanh; 224 vận động viên thi đấu Cờ chớp và 43 vận động viên thi đấu cờ ASEAN. Từ ngày 11 - 16/12 các vận động viên sẽ tranh tài ở nội dung Cờ tiêu chuẩn (Cờ vua và Cờ ASEAN). Ngày 17/12 sẽ thi đấu, xếp hạng Cờ chớp; ngày 18 - 19/12 sẽ thi đấu nội dung Cờ nhanh và kết thúc trao giải môn Cờ vua tại Đại hội.

Với việc đăng cai tổ chức 7 môn thi đấu tại SEA Games 31, trong đó có môn Cờ vua, Quảng Ninh được các đoàn vận động viên thi Cờ vua đánh giá cao về công tác tổ chức, đón tiếp chu đáo. Nhờ đó, các vận động viên yên tâm thi đấu, nỗ lực đoạt thành tích cao nhất.

ĐẠI HỘI TDTT TOÀN QUỐC NĂM 2022 - MÔN CỜ VUA CỜ TIÊU CHUẨN NAM

Cập nhật ngày: 12.12.2022 06:03:29 / Page cached 13.12.2022 03:27:26 115min., Người tạo/Tải lên sau cùng: Vietnamchess

Giải/ Nội dungCỜ TIÊU CHUẨN: NamNữĐôi NamĐôi NữĐôi Nam NữAsean

Ẩn/ hiện thông tinHiển thị thông tin của giải
Xem theo từng độiBDHBDUBGIBRVBTRCTHDANDONDTHHCMHNOHPHKGILDONBIQDOQNITNGTTH
Các bảng biểuDanh sách ban đầuDS đấu thủ xếp theo vầnThống kê số liệuDanh sách các nhóm xếp theo vầnLịch thi đấu
Bảng điểm xếp hạng sau ván 3Bảng điểm theo số hạt nhân
Bảng xếp cặpV1V2V3V4/9 , Miễn đấu/Bỏ cuộc/Bị loại
Xếp hạng sau vánV1V2V3
Năm (5) kỳ thủ dẫn đầuThống kê chungThống kê huy chương
Số vánĐã có 32 ván cờ có thể tải về
Excel và in ấnXuất ra Excel (.xlsx)Xuất ra tệp PDF

Theo TTXVN

 
Liên Hệ [x]
hotline090 264 1618